Những vấn đề pháp lý cơ bản về bán hàng đa cấp. Hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp có là hợp đồng thương mại không?
Những vấn đề pháp lý cơ bản về bán hàng đa cấp. Hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp có là
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư. Hiện tại em đang nghiên cứu 1 đề tài liên quan đến lĩnh vực kinh doanh đa cấp trong môn
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Pháp luật Việt Nam quy định về bán hàng đa cấp.
* Quy định của pháp luật Việt Nam về bán hàng đa cấp.
Theo khoản 11 Điều 3 Luật Cạnh tranh năm 2004 quy định về bán hàng đa cấp như sau:
“Bán hàng đa cấp là phương thức tiếp thị để bán lẻ hàng hóa đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Việc tiếp thị để bán lẻ hàng hóa được thực hiện thông qua mạng lưới người tham gia bán hàng đa cấp gồm nhiều cấp, nhiều nhánh khác nhau;
b) Hàng hóa được người tham gia bán hàng đa cấp tiếp thị trực tiếp cho người tiêu dùng tại nơi ở, nơi làm việc của người tiêu dùng hoặc địa điểm khác không phải là địa điểm bán lẻ thường xuyên của doanh nghiệp hoặc của người tham gia;
c) Người tham gia bán hàng đa cấp được hưởng tiền hoa hồng, tiền thưởng hoặc lợi ích kinh tế khác từ kết quả tiếp thị bán hàng của mình và của người tham gia bán hàng đa cấp cấp dưới trong mạng lưới do mình tổ chức và mạng lưới đó được doanh nghiệp bán hàng đa cấp chấp thuận”.
Như vậy, bán hàng đa cấp là phương thức tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp thông qua nhiều cấp khác nhau, trong đó người tham gia sẽ được hưởng tiền hoa hồng, tiền thưởng hoặc lợi ích kinh tế khác từ kết quả bán hàng hóa của mình và của người khác trong mạng lười do người đó tổ chức và được doanh nghiệp bán hàng đa cấp chấp thuận.
Tuy nhiên, các hành vi sau để nhận diện bán hàng đa cấp bất chính được quy định Điều 48 Luật Cạnh tranh năm 2004 như sau:
“Cấm doanh nghiệp thực hiện các hành vi sau đây nhằm thu lợi bất chính từ việc tuyển dụng người tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp:
1. Yêu cầu người muốn tham gia phải đặt cọc, phải mua một số lượng hàng hoá ban đầu hoặc phải trả một khoản tiền để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp;
2. Không cam kết mua lại với mức giá ít nhất là 90% giá hàng hóa đã bán cho người tham gia để bán lại;
3. Cho người tham gia nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng, lợi ích kinh tế khác chủ yếu từ việc dụ dỗ người khác tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp;
4. Cung cấp thông tin gian dối về lợi ích của việc tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp, thông tin sai lệch về tính chất, công dụng của hàng hóa để dụ dỗ người khác tham gia”.
Với các đặc điểm: mang bản chất sự chiếm dụng vốn; tập trung chủ yếu vào việc lôi kéo dụ dỗ người tham gia; mang tính lừa dối; phàn ánh chiến lược dồn hàng cho người tham gia. Đây là các đặc điểm của bán hàng đa cấp bất chính mà pháp luật cấm.
Như vậy, nếu bán hàng đa cấp không có một trong các hành vi được quy định tại Điều 48 Luật Cạnh tranh năm 2004 thì đó được gọi là bán hàng đa cấp hợp pháp.
* Địa vị pháp lý của người tham gia bán hàng đa cấp là gì?
Địa vị pháp lý của người tham gia bán hàng đa cấp là tư cách của chủ thể đó khi tham gia vào quan hệ bán hàng đa cấp theo quy định của pháp luật. Tư cách pháp lý cũng chính là địa vị pháp lý thể hiện vị trí, vai trò của chủ thể đó khi trong quan hệ pháp luật nói trên đồng thời đi liền với nó là quyền lợi, nghĩa vụ cũng như trách nhiệm pháp lý phát sinh.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 19006568
2. Hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp có phải là hợp đồng thương mại hay không?
Theo khoản 4 Điều 3 Nghị định 42/2014/NĐ-CP về quản lý bán hàng đa cấp quy định:
“Hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp là thỏa thuận xác lập mối quan hệ giữa người muốn tham gia bán hàng đa cấp và doanh nghiệp bán hàng đa cấp trong hoạt động bán hàng đa cấp”.
Đặc điểm của hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp:
+ Về chủ thể của hợp đồng bao gồm doanh nghiệp và người muốn tham gia bán hàng đa cấp. Trong hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp, có một bên là doanh nghiệp được gọi là thương nhân tham gia vào hợp đồng. Đây là một đặc điểm của hợp đồng thương mại nói chung.
+ Mục đích của chủ thể tham gia ký kết hợp đồng: mục đích tìm kiếm lợi nhuân.
+ Đối tượng của hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp là lợi ích các bên hướng tới kí kết hợp đồng. Dưới góc độ lợi ích của doanh nghiệp bán hàng đa cấp, đối tượng của hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp là hàng hóa, và mục đích chính của doanh nghiệp là bán được hàng cho người tham gia bán hàng đa cấp. Đối với người tham gia bán hàng đa cấp, thì lợi ích ở đây ngoài là hàng hóa mua được thì đó là tiền hoa hồng, tiền thưởng hoặc lợi ích kinh tế từ việc tiếp thị bán hàng của mình.
+ Hình thức hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp:
Theo khoản 1 Điều 24 Nghị định 42/2014/NĐ-CP quy định: “Doanh nghiệp bán hàng đa cấp phải ký kết hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp bằng văn bản với người tham gia bán hàng đa cấp”. Như vậy, hình thức của hợp đồng này bắt buộc thành lập bằng văn bản.
+ Nội dung của hợp đồng bán hàng đa cấp: là các điều khoản mà các bên thỏa thuận với nhau, thể hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ bán hàng đa cấp.
Với các đặc điểm trên của hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp, ta có thể thấy đây là một loại hợp đồng thương mại. Như vậy, có thể nói hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp là hợp đồng thương mại.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Thực trạng về bán hàng đa cấp bất chính
– Những hành vi bị cấm của doanh nghiệp bán hàng đa cấp
– Hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 19006568 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn luật hình sự miễn phí