Tự pha chế sơn rồi đóng vào thùng sơn có thương hiệu rồi bán ra thị trường thì xử lý như thế nào? Hành vi sản xuất và buôn bán sơn giả.
Tự pha chế sơn rồi đóng vào thùng sơn có thương hiệu rồi bán ra thị trường thì xử lý như thế nào? Hành vi sản xuất và buôn bán sơn giả.
Tóm tắt câu hỏi:
Thưa luật sư, tôi có vấn đề này mong Luật sư tư vấn giúp tôi như sau: Công ty tôi là công ty sơn Alex đăng ký cho sản phẩm sơn thuộc nhóm 2 tại Việt Nam. Tháng 6/2013 tôi phát hiện ra xưởng sản xuất sơn của ông A chuyên thu mua vỏ thùng sơn đã qua sử dụng của công ty tôi về và đổ sơn do ông A tự pha vào thùng mang thương hiệu Alex rồi bán ra thị trường với giá ngang bằng với công ty tôi. Vậy cho tôi hỏi là tôi có thể kiện ông A về tội gì? Tôi nên giải quyết việc này như thế nào? Tôi xin trân thành cảm ơn Luật sư!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo quy định tại Khoản 16, Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 thì nhãn hiệu được hiểu như sau:
“16. Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.”
Trong việc này, ông A đã tự ý pha nước sơn rồi đổ nước sơn do ông pha chế vào thùng sơn đã qua sử dụng của công ty Alex do công ty bạn là chủ sở hữu và ông A mang bán ra thị trường với giá ngang bằng giá mà công ty bạn phân phối. Trước hết cần khẳng định rằng nhãn hiệu sơn Alex do công ty bạn là chủ sở hữu đã được Cục sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ nên công ty bạn sẽ được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ với với sản phẩm sơn Alex.
Trong trường hợp này chưa thể kết luận sơn do ông A tự pha chế là hàng giả về chất lượng được bởi khi sơn của ông A bán ra thị trường sẽ được mang đi giám định tại cơ sở giám định thỏa mãn điều kiện tại Điều 201 Luật sở hữu trí tuệ 2005 và Điều 42 sửa đổi Nghị định 119/2010/NĐ-CP để xem chất lượng sơn do ông A tự pha chế có giống với chất lượng sơn do công ty bạn làm ra mang thương hiệu Alex hay không.
“Điều 201. Giám định về sở hữu trí tuệ
1. Giám định về sở hữu trí tuệ là việc tổ chức, cá nhân có thẩm quyền sử dụng kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn để đánh giá, kết luận về những vấn đề có liên quan đến vụ việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.”
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Về hình thức của thùng sơn thì ông A đã vi phạm quy định của pháp luật tại Khoản 2, Điều 4, Nghị định 08/2013/NĐ-CP:
“2. Hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa:
a) Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa giả mạo tên thương nhân, địa chỉ của thương nhân khác; giả mạo tên thương mại, tên thương phẩm hàng hóa, mã số đăng ký lưu hành, mã vạch hoặc bao bì hàng hóa của thương nhân khác;
b) Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo về nguồn gốc hàng hóa, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa.”
Như vậy mặt hàng sơn của ông A là hàng giả mạo nhãn hiệu hàng hóa, bao bì hàng hóa. Để đảm bảo quyền lợi cho công ty bạn thì hành vi của ông A cần phải được xử lý kịp thời.
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1, Điều 211 Luật sở hữu trí tuệ 2005:
“1. Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ sau đây bị xử phạt hành chính:
a) Thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội;
b) Không chấm dứt hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ mặc dù đã được chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thông báo bằng văn bản yêu cầu chấm dứt hành vi đó;
c) Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định tại Điều 213 của Luật này hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này;
d) Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán vật mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được bảo hộ hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này.”
Ông A cùng lúc có 2 hành vi là sản xuất hàng giả và buôn bán hàng giả nên mức xử phạt hành chính của ông A được quy định tại Khoản 1, Điều 5, Nghị định 08/2013/NĐ-CP:
“1. Hình thức phạt tiền quy định tại Nghị định này được áp dụng xử phạt tùy theo hành vi vi phạm, tính chất và mức độ vi phạm, đối tượng vi phạm với mức tiền phạt như sau:
a) Đối với hành vi buôn bán hàng giả: Từ 100.000 đồng đến 70.000.000 đồng;
b) Đối với hành vi sản xuất hàng giả: Từ 200.000 đồng đến 100.000.000 đồng.”
Vậy bạn hoàn toàn có thể khởi kiện ông A về hành vi buôn bán và sản xuất hàng giả. Và với 2 hành vi đó thì ông A phải bồi thường cho công ty bạn với mức cao nhất là 170 triệu đồng.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Xử lý trường hợp đặt tên miền gây nhầm lẫn với tên thương hiệu
– Chế tài xử lý cho hành vi buôn bán hàng giả
–Xử phạt hành chính đối với hành vi mua bán hàng giả
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn pháp luật doanh nghiệp trực tuyến miễn phí