Giúp người khác sửa xe rồi phóng xe đi luôn thì có phạm tội gì? Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Cướp giật tài sản.
Giúp người khác sửa xe rồi phóng xe đi luôn thì có phạm tội gì? Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Cướp giật tài sản.
Tóm tắt câu hỏi:
Thưa luật sư, tôi có vấn đề này mong Luật sư tư vấn giúp tôi như sau: Tôi đi đường và thấy một chị xe máy hỏng và đang cần người giúp để sửa chữa nên tôi đã dừng lại giúp đỡ. Nhưng khi sửa xong tôi bảo chị đó là tôi thử máy và tôi phóng đi luôn. Khi lấy được xe tôi mang về gửi ở nhà 1 người bạn và sau đó tôi bán chiếc xe đó được 12.800.000đ. Sau đó tôi đã đưa cho người bạn đó 1.800.000đ. Hành vi trên của tôi thì phạm tội gì và có bị đi tù không? Bạn của tôi có bị làm sao không? Cảm ơn Luật sư!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Căn cứ theo Điều 136, Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi bỏ sung năm 2009 như sau:
“Điều 136. Tội cướp giật tài sản
1. Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Dùng thủ đoạn nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%;
g) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
h) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;
b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người;
b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng.”
Bạn đã có hành vi công khai chiếm đoạt tài sản của người khác một cách nhanh chóng để tránh được sự phản kháng của chủ sở hữu. Lợi dụng lúc người hỏng xe sơ hở nên bạn đã phóng xe đi luôn và sau đó bạn đã có mục đích tẩu tán tài sản bằng cách gửi chiếc xe máy đó nhà người bạn và sau đó đã bán nó đi. Với hành vi nư vậy thì đã đủ yếu tố để cấu thành tội cướp giật tài sản với hình phạt cao nhất là tù chung thân. Tuy nhiên theo những thông tin bạn cung cấp thì bạn có thể bị phạt tù từ một đến năm năm theo quy định tại khoản 1, Điều 136 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 19006568
Còn người bạn của bạn được chia 1.800.000đ thì sẽ xảy ra trường hợp là bạn đó không hề biết trước hay không lên kế hoạch cùng bạn (vì đây là vô tình hỏng xe ở đường và nhờ sửa chữa chứ không phải là đi cướp tài sản). Căn cứ theo Điều 205 Bộ luật Hình sự 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 thì bạn đó sẽ chịu trách nhiệm như sau:
“Điều 250. Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có
1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm .
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp ;
c) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị lớn;
d) Thu lợi bất chính lớn;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm:
a) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị rất lớn;
b) Thu lợi bất chính rất lớn.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị đặc biệt lớn;
b) Thu lợi bất chính đặc biệt lớn.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này.”
Như vậy với những tình tiết bạn cung cấp thì mức án cao nhất mà người bạn đó phải chịu là ba năm tù theo căn cứ tại Điều 250 Bộ luật Hình sự 1999.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Cơ sở pháp lý của tội cướp giật tài sản
– Giật túi xách là tội cướp tài sản hay cướp giật tài sản?
– Xử lí hình sự trường hợp người dưới 18 tuổi cướp giật tài sản
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 19006568 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn luật hình sự miễn phí