Gói thầu mua sắm hàng hóa là gì? Quy định về xét duyệt trúng thầu đối với đấu thầu mua sắm hàng hoá? Quy định về tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa?
Hiện nay, đấu thầu là một phương thức giao dịch đặc biệt dựa vào tính chất cạnh tranh công khai của thị trường. Hoạt động đấu thầu là một hình thức cạnh tranh văn minh trong nền kinh tế thị trường phát triển nhằm mục đích chủ yếu là để lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu kinh tế kỹ thuật của chủ đầu tư. Đấu thầu đã thể hiện sự cạnh tranh trong việc nhận dự án một cách công khai, minh bạch và công bằng nhất cho các ứng viên tham gia đấu thầu. Không những thế, đấu thầu góp phần tạo nên động lực to lớn thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu quy định của pháp luật về xét duyệt trúng thầu đối với đấu thầu mua sắm hàng hoá?
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Gói thầu mua sắm hàng hóa là gì?
Ta có thể hiểu, đấu thầu là quá trình lựa chọn các ứng viên nhà thầu có thể đáp ứng được hết những yêu cầu đưa ra của bên mời thầu. Bên mời thầu là chủ của một dự án, chủ đầu tư hoặc đại diện hợp pháp của dự án. Chủ đầu tư sẽ có trách nhiệm thực hiện công việc đấu thầu. Nhà thầu là nhà xây dựng trong đấu thầu xây lắp, là nhà cung cấp trong đấu thầu mua sắm hàng hóa, nhà tư vấn trong đấu thầu tuyển chọn tư vấn.
Theo Khoản 25 Điều 4
“Hàng hóa gồm máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, phụ tùng; hàng tiêu dùng; thuốc, vật tư y tế dùng cho các cơ sở y tế.”
Như vậy, từ định nghĩa được nêu cụ thể bên trên, ta có thể hiểu gói thầu mua sắm hàng hóa là gói thầu mua sắm các máy móc, thiệt bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư , phụ tùng, hàng tiêu dùng, thuốc, vật tư y tế dùng cho các cơ sở y tế.
Ta nhận thấy,
2. Quy định về xét duyệt trúng thầu đối với đấu thầu mua sắm hàng hoá:
Theo quy định tại Luật đấu thầu năm 2013 về Điều 43. Xét duyệt trúng thầu đối với đấu thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp.
“1. Nhà thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp được xem xét, đề nghị trúng thầu khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Có hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất hợp lệ;
b) Có năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu;
c) Có đề xuất về kỹ thuật đáp ứng yêu cầu;
d) Có sai lệch thiếu không quá 10% giá dự thầu;
đ) Có giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) thấp nhất đối với phương pháp giá thấp nhất; có giá đánh giá thấp nhất đối với phương pháp giá đánh giá; có điểm tổng hợp cao nhất đối với phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá;
e) Có giá đề nghị trúng thầu không vượt giá gói thầu được phê duyệt. Trường hợp dự toán của gói thầu được phê duyệt thấp hơn hoặc cao hơn giá gói thầu được phê duyệt thì dự toán này sẽ thay thế giá gói thầu để làm cơ sở xét duyệt trúng thầu.
2. Đối với nhà thầu không được lựa chọn, trong
Xét duyệt trúng thầu:
Xét duyệt trúng thầu đối với đấu thầu mua sắm hàng hoá.
Nhà thầu cung cấp hàng hoá, sẽ được xem xét đề nghị trúng thầu khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
– Có hồ sơ dự thầu hợp lệ.
– Được đánh giá là đáp ứng yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm.
– Có đề xuất về mặt kỹ thuật được đánh giá là đáp ứng yêu cầu theo hộ thống điểm hoặc theo tiêu chí “đạt”, “không đạt”.
– Có chi phí thấp nhất trên cùng một mặt bằng.
– Có giá đề nghị trúng thầu không vượt giá gói thầu được duyệt.
Trình duyệt, thẩm định, phê duyệt và
– Bên mời thầu phải lập báo cáo về kết quả đấu thầu đế chủ đầu tư trình người có thẩm quyền xem xét, quyết định và gửi đến cơ quan, tổ chức có trách nhiệm thẩm định.
– Cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ thấm định có trách nhiệm lập báo cáo thẩm định kết quả đấu thầu trên cơ sở báo cáo của chủ đầu tư đế trình người có thẩm quyền xem xét, quyết định.
– Người có thẩm quyền chịu trách nhiệm xem xét, phê duyệt kết quả đấu thầu trên cơ sở báo cáo về kết quả đấu thầu và báo cáo thẩm định kết quả đấu thầu.
Vãn bán phê duyệt kết quả đấu thầu phải có các nội dung sau:
+ Tên nhà thầu trúng thầu.
+ Giá trúng thầu.
+ Hình thức hợp đồng.
+ Thời gian thực hiện hợp dồng.
+ Các nội dung cần lưu ý (nếu có).
Trường hợp không có nhà thầu trúng thầu, trong văn bán phê duyệt kết quá đấu thầu phải nêu rõ không có nhà thầu nào trúng thầu và huỷ đấu thầu để thực hiện lựa chọn nhà thầu theo quy định.
– Việc thông báo kết quả đấu thầu được thực hiện ngay sau khi có quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu của người có thẩm quyển. Trong thông báo kết quả đấu thầu không phải thông báo lý do đối với nhà thầu không trúng thầu.
3. Quy định về tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa:
Căn cứ pháp lý:
3.1. Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm:
Sử dụng các tiêu chí đạt, không đạt để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm, trong đó phải quy định cụ thể mức yêu cầu tối thiểu để đánh giá là đạt đối với từng nội dung về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu. Cụ thể như sau:
– Kinh nghiệm thực hiện các gói thầu tương tự, kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính có liên quan đến việc thực hiện gói thầu.
– Năng lực sản xuất và kinh doanh, cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ cán bộ chuyên môn có liên quan đến việc thực hiện gói thầu.
– Năng lực tài chính: Tổng tài sản, tổng nợ phải trả, tài sản ngắn hạn, nợ ngắn hạn, doanh thu, lợi nhuận, giá trị hợp đồng đang thực hiện dở dang và các chỉ tiêu cần thiết khác để đánh giá năng lực về tài chính của nhà thầu.
Việc xác định mức độ yêu cầu cụ thể đối với từng tiêu chuẩn quy định tại quy định này sẽ cần căn cứ theo yêu cầu của từng gói thầu cụ thể. Nhà thầu được đánh giá đạt tất cả nội dung nêu tại quy định nêu trên thì đáp ứng yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm.
3.2. Tiêu chuẩn về đánh giá kỹ thuật:
Sử dụng các tiêu chí đạt, không đạt hoặc phương pháp chấm điểm theo thang điểm 100 hoặc 1000 để có thể xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật, trong đó phải đưa ra quy định cụ thể về mức điểm tối thiểu và mức điểm tối đa đối với từng tiêu chuẩn tổng quát, tiêu chuẩn chi tiết khi sử dụng phương pháp chấm điểm. Việc xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật dựa trên các yếu tố về khả năng đáp ứng các yêu cầu về số lượng, chất lượng, thời hạn giao hàng, vận chuyển, lắp đặt, bảo hành, uy tín của nhà thầu thông qua việc thực hiện các hợp đồng tương tự trước đó và các yêu cầu khác nêu trong hồ sơ mời thầu. Căn cứ vào từng gói thầu cụ thể, khi lập hồ sơ mời thầu phải cụ thể hóa các tiêu chí làm cơ sở để đánh giá về kỹ thuật bao gồm:
– Các đặc tính, thông số kỹ thuật của hàng hóa, tiêu chuẩn sản xuất, tiêu chuẩn chế tạo và công nghệ.
– Tính hợp lý và hiệu quả kinh tế của các giải pháp kỹ thuật, biện pháp tổ chức cung cấp, lắp đặt hàng hóa.
– Mức độ đáp ứng các yêu cầu về bảo hành, bảo trì.
– Khả năng thích ứng về mặt địa lý, môi trường.
– Tác động đối với môi trường và biện pháp giải quyết.
– Khả năng cung cấp tài chính (nếu có yêu cầu).
– Các yếu tố về điều kiện thương mại, thời gian thực hiện, đào tạo chuyển giao công nghệ.
– Tiến độ cung cấp hàng hóa.
– Uy tín của nhà thầu thông qua việc thực hiện các hợp đồng tương tự trước đó.
– Các yếu tố cần thiết khác.
3.3. Xác định giá thấp nhất:
Xác định giá thấp nhất đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất được pháp luật quy định cụ thể như sau:
– Xác định giá dự thầu.
– Sửa lỗi
– Hiệu chỉnh sai lệch.
– Trừ giá trị giảm giá (nếu có).
– Chuyển đổi giá dự thầu sang một đồng tiền chung (nếu có).
– Xác định giá trị ưu đãi (nếu có).
– So sánh giữa các hồ sơ dự thầu để xác định giá thấp nhất.
3.4. Tiêu chuẩn xác định giá đánh giá:
Tiêu chuẩn xác định đánh giá đối với trường hợp áp dụng phương pháp đánh giá như sau:
Công thức xác định giá đánh giá theo quy định của pháp luật: GĐG = G ± ∆G + ∆ƯĐ
Trong đó:
– G = (giá dự thầu ± giá trị sửa lỗi ± giá trị hiệu chỉnh sai lệch) – giá trị giảm giá (nếu có).
– ∆G là giá trị các yếu tố được quy về một mặt bằng cho cả vòng đời sử dụng của hàng hóa bao gồm:
+ Chi phí vận hành, bảo dưỡng.
+ Chi phí lãi vay (nếu có).
+ Tiến độ.
+ Chất lượng (hiệu suất, công suất).
+ Xuất xứ.
+ Các yếu tố khác (nếu có).
∆ƯĐ là giá trị phải cộng thêm đối với đối tượng không được hưởng ưu đãi theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 5 của
Trên đây là các tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa được pháp luật hiện hành ghi nhận. Các nhà thầu trong quá trình xét duyệt cần đáp ứng các điều kiện về tiêu chuẩn đối với gói thầu mua sắm hàng hóa được nêu trên trong từng trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật.