Xử phạt vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong gia đình. Hành vi phân biệt đối xử giữa con trai, con gái trong gia đình có bị phạt không?
Xử phạt vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong gia đình. Hành vi phân biệt đối xử giữa con trai, con gái trong gia đình có bị phạt không?
Điều 42, Luật bình đẳng giới 2006 quy định về các hình thức xử lý vi phạm pháp luật về bình đẳng giới
"1. Người nào có hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới mà gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật."
Điều 13. Nghị định 55/2009/NĐ-CP quy định về các hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới trong gia đình
"1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm nhằm cản trở thành viên trong gia đình có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật tham gia định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung của hộ gia đình vì lý do giới tính;
b) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy hiếp tinh thần nhằm không cho phép thành viên trong gia đình tham gia sử dụng tài sản thuộc sở hữu chung của hộ gia đình, thực hiện các hoạt động tạo thu nhập hoặc đáp ứng các nhu cầu khác của gia đình vì định kiến giới;
c) Không chăm sóc, giáo dục, tạo điều kiện như nhau giữa nam và nữ trong gia đình về học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển."
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
"2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không cho thành viên trong gia đình có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật tham gia định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung của hộ gia đình vì lý do giới tính.
b) Không cho nam hoặc nữ trong gia đình tham gia công tác xã hội vì định kiến giới;
c) Đe dọa dùng vũ lực hoặc uy hiếp tinh thần nhằm cản trở thành viên trong gia đình có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật tham gia định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung của hộ gia đình vì lý do giới tính;
d) Áp đặt việc thực hiện lao động gia đình, sử dụng biện pháp tránh thai, triệt sản như là trách nhiệm của thành viên trong gia đình thuộc một giới nhất định.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi dùng vũ lực nhằm cản trở thành viên trong gia đình có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật tham gia định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung của hộ gia đình vì lý do giới tính.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc xin lỗi đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 1, điểm b khoản 1, điểm c khoản 2 Điều này;
b) Buộc chịu mọi chi phí khám bệnh, chữa bệnh hợp lý đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 2, khoản 3 Điều này;
c) Buộc khôi phục quyền lợi hợp pháp đã bị xâm hại đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 1, điểm a khoản 2, điểm b khoản 2 Điều này."
Các thành viên trong gia đình có nghĩa vụ tôn trọng lẫn nhau và đối xử bình đẳng nhau về giới tính, bất cứ hành vi phân biệt giới tính nào mà xúc phạm đến danh dự và nhân phẩm của thành viên khác trong gia đình đều vi phạm pháp luật. Mỗi thành viên trong gia đình nên tôn trọng giới tính của người khác, cùng nhau xây dựng một xã hội Việt Nam không có sự phân biệt về giới tính.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Vi phạm quy định về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục
– Trách nhiệm của cơ quan Nhà nước về thực hiện và bảo đảm bình đẳng giới
– Những hành vi vi phạm Luật Bình đẳng giới trong lĩnh vực đời sống xã hội
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6568 hoặc gửi thư về địa chỉ email: [email protected].
–——————————————————-
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại
– Tư vấn luật hôn nhân gia đình trực tuyến miễn phí qua điện thoại