Thủ tục xin cấp phiếu lý lịch tư pháp mới nhất năm 2021. Có được ủy quyền cho người khác xin cấp phiếu lý lịch tư pháp? Thủ tục ủy quyền cho người khác đi xin cấp thay như thế nào?
Hiện nay, nhiều các cơ quan, tổ chức hoặc trong các thủ tục hành chính yêu cầu để hoàn thiện hồ sơ để đi học, đi làm, xin giấy phép lao động, đi ra nước ngoài để định cư… yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận về tình trạng án tích của cá nhân. Vậy phiếu lý lịch tư pháp là gì? có được ủy quyền xin cấp phiếu lý lịch tư pháp không? Trong bài viết này thì chúng tôi sẽ giải quyết vấn đề này.
Mục lục bài viết
1. Thủ tục xin cấp phiếu lý lịch tư pháp mới nhất năm 2021
Có thể hiểu phiếu lý lịch tư pháp là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản do sở tư pháp hoặc trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia cấp nhằm cung cấp các thông tin cho một người có hay không có án tích để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh và các thủ tục khác yêu cầu để hoàn thiện hồ sơ.
Hiện nay, theo quy định của pháp luật hiện hành thì có hai loại phiếu lý lịch tư pháp là
Trường hợp người bị kết án chưa đủ điều kiện được xóa án tích thì ghi “có án tích”, tội danh, hình phạt chính, hình phạt bổ sung; Đối với người được xoá án tích và thông tin về việc xoá án tích đã được cập nhật vào Lý lịch tư pháp thì ghi “không có án tích”; Đối với người được đại xá và thông tin về việc đại xá đã được cập nhật vào Lý lịch tư pháp thì ghi “không có án tích”Thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã: Đối với người không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản thì ghi “không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã”; Đối với người bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản thì ghi chức vụ bị cấm đảm nhiệm, thời hạn không được thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
Trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức không có yêu cầu thì nội dung quy định tại khoản này không ghi vào Phiếu lý lịch tư pháp.
Thủ tục để mọi người xin xác nhận
+ Người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp nộp
+ Người yêu cầu cấp phiếu lý lịch nộp bản chụp giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp;
+ Ngoài ra, người yêu cầu xin xác nhận không tiền án nộp thêm bản chụp sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
Sau đó, những người yêu cầu xin xác nhận không có tiền án nộp
+ Khi nộp hồ sơ cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1 thì đối với những công dân Việt Nam nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp nơi có hộ khẩu mà mình đang đăng ký thường trú; trường hợp không có nơi thường trú thì nộp tại Sở Tư pháp nơi tạm trú; trường hợp cư trú ở nước ngoài thì nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú trước khi xuất cảnh;
+ Còn đối với những nười nước ngoài cư trú tại Việt Nam nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú; trường hợp đã rời Việt Nam thì nộp tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.
2. Có được ủy quyền cho người khác xin cấp phiếu lý lịch tư pháp?
Cá nhân có thể uỷ quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1. còn
3. Thủ tục ủy quyền cho người khác đi xin cấp thay như thế nào?
Thủ tục ủy quyền cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1 thay được thực hiện như sau:
+ Người được ủy quyền nộp tờ khai theo mẫu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền kèm theo các giấy tờ như chứng minh nhân dân, hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
+ GIấy ủy quyền có công chứng,chứng thực tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn còn người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì không cần văn bản ủy quyền.
Sau đó, nộp hồ sơ cấp phiếu lý lịch tư pháp tại tư pháp hoặc trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia
Thời hạn cấp thông thường là từ 10 đến 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Lệ phí cấp khoảng 100-200.000 đồng trừ trường hợp được miễn lệ phí theo quy định.
TƯ VẤN MỘT TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi có một câu hỏi như sau: Hiện tôi đang đi làm tại thành phố Hồ Chí Minh, hộ khẩu thường trú của tôi là tại Đồng Nai. Công ty tôi đang muốn xin làm yêu cầu tôi nộp hồ sơ trong đó có Phiếu lý lịch tư pháp. Vì lý do hoàn cảnh tôi không thể về quê để xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp được. Xin hỏi tôi có thể ủy quyền cho người khác để làm xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho mình hay không? Thủ tục xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp như thế nào?
Luật sư tư vấn:
Lý lịch tư pháp là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản. Phiếu lý lịch tư pháp là phiếu do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp có giá trị chứng minh cá nhân có hay không có án tích; bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.
Việc ủy quyền cho người khác xin Phiếu lý lịch tư pháp. Theo quy định tại khoản 3 Điều 45 Luật Lý lịch tư pháp 2009 thì: “Cá nhân có thể uỷ quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Việc uỷ quyền phải được lập thành văn bản theo quy định của pháp luật; trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì không cần văn bản ủy quyền”. Như vậy, đối với trường hợp của bạn vì một số lý do nên bạn không thể về nơi đăng kí hộ khẩu thường trú của mình thì bạn có thể ủy quyền cho người khác thay bạn thực hiện việc xin Phiếu lý lịch tư pháp. Việc ủy quyền đó phải được thực hiện thành văn bản và không phải công chứng, chứng thực. Đối với người ủy quyền là cha, mẹ, vợ, con, chồng của bạn thì việc ủy quyền không phải thực hiện bằng văn bản.
Thủ tục xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp.Theo quy định tại Điều 41 Luật Lý lịch tư pháp 2009 thì Phiếu lý lịch tư pháp bao gồm:
-Phiếu lý lịch tư pháp số 1 cấp cho cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 7 của Luật Lý lịch tư pháp 2009.
-Phiếu lý lịch tư pháp số 2 cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật Lý lịch tư pháp và cấp theo yêu cầu của cá nhân để người đó biết được nội dung về lý lịch tư pháp của mình.
Trong trường hợp của bạn, bạn sẽ xin cấp Phiếu lí lịch tư pháp số 1. Thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong trường hợp của bạn đó là Sở Tư pháp tỉnh Đồng Nai. Đối với thủ tục xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp được thực hiện theo quy định tại Điều 45 Luật Lý lịch tư pháp như sau:
Người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp nộp Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp và kèm theo các giấy tờ sau đây:
a) Bản chụp giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp;
b) Bản chụp sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
Hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp gồm có:
1. Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp – Mẫu số 04/2013/TT-LLTP (Ban hành kèm theo Thông tư số 16/2013/TT-BTP ngày 11/11/2013 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2011/TT-BTP ngày 27/6/2011 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn sử dụng biểu mẫu và mẫu sổ lý lịch tư pháp).
2. Bản sao Giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm trú do cơ quan Công an xác nhận về thời gian cư trú tại Việt Nam của người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp: 01 bản.
3. Bản sao hộ chiếu của người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp: 01 bản.
4. Văn bản ủy quyền phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.
Luật sư
Trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp (người được ủy quyền) là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp (người ủy quyền) thì không cần văn bản ủy quyền. Khi đó, người được ủy quyền phải xuất trình giấy tờ hộ tịch (Giấy khai sinh, Giấy đăng ký kết hôn…) để chứng minh mối quan hệ cha, mẹ, vợ, chồng, con.
5. Bản sao Chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu của người được ủy quyền: 01 bản; (Trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp nộp bản chụp Giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu, Giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm trú thì phải xuất trình bản chính để đối chiếu. Trường hợp không có bản chính để đối chiếu thì nộp bản sao có chứng thực theo quy định của pháp luật).
Lệ phí yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp 200.000 VNĐ/lần cấp/người/02 Phiếu lý lịch tư pháp.