Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh. Xử phạt doanh nghiệp có hành vi thực hiện quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh.
Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh. Xử phạt doanh nghiệp có hành vi thực hiện quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh.
Theo quy định tại Điều 39 Luật Cạnh tranh 2004, Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh là một trong những hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh được quy định tại Khoản 4 Điều 3 Luật Cạnh tranh 2004: Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng.
Như vậy có thể hiểu, Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh là hành vi doanh nghiệp tiến hành hoạt động quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh nhằm mục đích cạnh tranh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng.
Tại Điều 45 Luật Cạnh tranh 2004 quy định về Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh, thì pháp luật cấm doanh nghiệp thực hiện các hoạt động quảng cáo sau đây:
1. So sánh trực tiếp hàng hoá, dịch vụ của mình với hàng hoá, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác;
2. Bắt chước một sản phẩm quảng cáo khác để gây nhầm lẫn cho khách hàng;
3. Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về một trong các nội dung sau đây: a) Giá, số lượng, chất lượng, công dụng, kiểu dáng, chủng loại, bao bì, ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, xuất xứ hàng hoá, người sản xuất, nơi sản xuất, người gia công, nơi gia công; b) Cách thức sử dụng, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành; c) Các thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn khác và các hoạt động quảng cáo khác mà pháp luật có quy định cấm.
4. Các hoạt động quảng cáo khác mà pháp luật có quy định cấm.
Người nào có hành vi thực hiện các hoạt động quảng cáo bị cấm thì phải chịu xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 33 Nghị định 71/2014/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Cạnh tranh 2004 về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh.
Hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh bị xử lý như sau:
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
1. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo sau đây: a) So sánh trực tiếp hànghóa, dịch vụ của mình với hànghóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác; b) Bắt chước một sản phẩm quảng cáo khác để gây nhầm lẫn cho khách hàng.
2. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về một trong các nội dung: Giá, số lượng, chất lượng, công dụng, kiểu dáng, chủng loại, bao bì, ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, xuất xứ hàng hóa, người sản xuất, nơi sản xuất, người gia công, nơi gia công; cách thức sử dụng, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành; các thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn khác.
3. Ngoài việc bị phạt tiền quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 4 Điều 28 của Nghị định này.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Yêu cầu về treo biển quảng cáo tại các công trình nhà ở riêng lẻ
– Sản phẩm không đúng như nội dung quảng cáo
– Xử phạt khi quảng cáo các sản phẩm nhạy cảm trên tivi
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6568 hoặc gửi thư về địa chỉ email: [email protected].
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Dịch vụ tư vấn luật thương mại, doanh nghiệp qua Email