Quyết định số 18/2008/QĐ-BTTTT quy định về hoạt động vô tuyến điện nghiệp dư.
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH "QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG VÔ TUYẾN ĐIỆN NGHIỆP DƯ"
BỘ TRƯỞNG BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
Căn cứ Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông ngày 25 tháng 5 năm 2002;
Căn cứ Nghị định số 187/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;
Căn cứ Nghị định số 24/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 1 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông về tần số vô tuyến điện;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện,
QUYẾT ÐỊNH:
Ðiều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy định về hoạt động vô tuyến điện nghiệp dư".
Ðiều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Quyết định số 99/1998/QĐ-CSBĐ ngày 14/2/1998 của Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện ban hành "Thể lệ vô tuyến điện nghiệp dư".
Ðiều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG Lê Nam Thắng |
QUY ĐỊNH
VỀ HOẠT ĐỘNG VÔ TUYẾN ĐIỆN NGHIỆP DƯ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 18/2008/QÐ-BTTTT ngày 04 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông)
Chương 1:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Quy định này điều chỉnh các hoạt động tổ chức thi, cấp và công nhận chứng chỉ khai thác viên vô tuyến điện nghiệp dư; cấp phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện nghiệp dư; khai thác, sử dụng đài vô tuyến điện nghiệp dư đối với các tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Nghiệp vụ vô tuyến điện nghiệp dư là nghiệp vụ vô tuyến điện nhằm mục đích tự đào tạo, nghiên cứu kỹ thuật thông tin vô tuyến điện do các khai thác viên vô tuyến điện nghiệp dư là những người được cấp phép, yêu thích kỹ thuật vô tuyến điện thực hiện chỉ với mục đích cá nhân không liên quan đến lợi nhuận.
2. Nghiệp vụ vô tuyến điện nghiệp dư qua vệ tinh là nghiệp vụ vô tuyến điện sử dụng đài không gian đặt trên các vệ tinh trái đất với cùng mục đích như của nghiệp vụ vô tuyến điện nghiệp dư.
3. Khai thác viên vô tuyến điện nghiệp dư (viết tắt là KTVVTĐND) là người có Chứng chỉ KTVVTĐND hoặc Chứng chỉ KTVVTĐND nước ngoài.
4. Chứng chỉ khai thác viên vô tuyến điện nghiệp dư (viết tắt là Chứng chỉ KTVVTĐND) là văn bản do các tổ chức được Cục Tần số vô tuyến điện công nhận đủ điều kiện tổ chức thi, chấm thi vô tuyến điện nghiệp dư cấp cho người yêu thích vô tuyến điện nghiệp dư, trong đó thừa nhận trình độ của người được cấp chứng chỉ khi thực hiện liên lạc vô tuyến điện nghiệp dư.
5. Chứng chỉ khai thác viên vô tuyến điện nghiệp dư nước ngoài (viết tắt là Chứng chỉ KTVVTĐND nước ngoài) là văn bản do cơ quan quản lý có thẩm quyền của nước ngoài cấp cho người yêu thích vô tuyến điện nghiệp dư, trong đó thừa nhận trình độ của người được cấp chứng chỉ khi thực hiện liên lạc vô tuyến điện nghiệp dư.
6. Đài vô tuyến điện là một hoặc nhiều thiết bị vô tuyến điện kể cả thiết bị kèm theo tại một địa điểm để thực hiện một nghiệp vụ vô tuyến điện. Mỗi đài vô tuyến điện được phân loại theo nghiệp vụ mà nó hoạt động thường xuyên hoặc tạm thời.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
>>> Ấn vào đây để tải toàn văn văn bản
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6568 hoặc gửi thư về địa chỉ email: [email protected].
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn pháp luật doanh nghiệp trực tuyến miễn phí