Viên chức có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Cơ quan, tổ chức có quyền can thiệp vào việc tham gia nghĩa vụ của công chức, viên chức không? Cơ quan có thẩm quyền quyết định tạm hoãn và miễn nghĩa vụ quân sự? Đi nghĩa vụ quân sự, công chức, viên chức có bị mất việc không?
Nghĩa vụ quân sự là là trách nhiệm thiêng liêng của mỗi công dân đối với Tổ quốc, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp. Công dân tham gia nghĩa vụ quân sự nhằm góp phần xây dựng an ninh quốc phòng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Hiện nay, hưởng ứng tinh thần trên, thế hệ thanh thiếu niên đủ điều kiện tham gia nghĩa vụ quân sự đã hăng hái thực hiện nghĩa vụ của mình với đất nước. Pháp luật có những quy định cụ thể và chi tiết về điều kiện tham gia nghĩa vụ quân sự, những trường hợp được tạm hoãn, miễn nghĩa vụ quân sự. Nhiều câu hỏi được đặt ra đó là, trường hợp công dân được tuyển dụng vào viên chức thì có phải tham gia nghĩa vụ quân sự hay không? Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra căn cứ pháp lý giải đáp câu hỏi nêu trên
Căn cứ pháp lý:
Mục lục bài viết
1. Viên chức có phải đi nghĩa vụ quân sự không?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi tên là Vương Quốc Tuấn (sinh năm 1993) hiện là sinh viên đại học năm cuối chuẩn bị tốt nghiệp vào tháng 06/2016. Gia đình tôi có 04 người gồm tôi, ba mẹ (đang lao động, cả ba và mẹ đều sinh năm 1976) và bà nội (sức khỏe kém và mất sức lao động). Tôi đang chuẩn bị hồ sơ xin việc vào công ty Agribank – Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam (thuộc loại doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt). Tôi viết e-mail này nhằm mong muốn quý luật sư giúp tôi giải đáp thắc mắc về các vấn đề sau:
Tôi có được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự nếu tôi trúng tuyển vào làm nhân viên chính thức của Agribank không. Những trường hợp làm việc ở công ty nào thì được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự. Công ty có được can thiệp vào quá trình đăng ký hay tham gia nghĩa vụ quân sự của nhân viên không? Nếu có thì công ty đó phải đạt được điều kiện như thế nào? Tôi có tìm một số thông tin trên mạng Internet, tuy nhiên chưa thấy nêu rõ về các vấn đề nêu trên và tôi thấy
Luật sư tư vấn:
1.1. Các trường hợp được hoãn nghĩa vụ quân sự:
Theo quy định tại Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 thì các trường hợp được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự bao gồm:
– Người chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ căn cứ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe;
– Là lao động duy nhất trong nhà và phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc nhân thân chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra đã được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;
– Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;
– Có anh, chị, em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân;
– Người thuộc diện di dân, giãn dân trong vòng 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định;
– Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở những vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;
– Người đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo.
Trong trường hợp của bạn, sau khi tốt nghiệp đại học thì bạn sẽ được gọi nhập ngũ. Gia đình bạn có 4 người, tuy nhiên bố mẹ bạn vẫn còn khả năng lao động nên bạn sẽ không được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự. Nếu bạn trở thành nhân viên chính thức của Ngân hàng mà có giấy báo nhập ngũ thì bạn vẫn phải tham gia nhập ngũ nếu Ngân hàng thì bạn phải xem xét mình có làm việc không ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn theo phân tích dưới đây.
1.2. Điều kiện để công chức hoãn nghĩa vụ quân sự:
Khoản 2 Điều 1
– Huyện đảo Trường Sa, Hoàng Sa, DK1;
– Các xã khu vực III thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi, xã đảo đặc biệt khó khăn;
– Các thôn, buôn, xóm, bản, làng, phum, sóc, ấp, … (gọi chung là thôn) đặc biệt khó khăn.
Như vậy, không phải công chức, viên chức trong trường hợp nào cũng được miễn nghĩa vụ quân sự, bạn cần đối chiếu xem đơn vị ngân hàng mình làm việc có thuộc trường hơp trên hay không để xem xét về việc thực hiện nghĩa vụ quân sự của mình.
Thứ nhất, trường hợp công chức, viên chức được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình nếu được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, trường hợp công chức, viên chức được điều động đến công tác, làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên thì được miễn gọi nhập ngũ trong thời bình.
Như vậy, theo quy định tại Điều 41
2. Cơ quan, tổ chức có quyền can thiệp vào việc tham gia nghĩa vụ của công chức, viên chức không?
Câu trả lời là không. Theo quy định của pháp luật thì Ngân hàng mà bạn được vào làm sẽ không có quyền can thiệp vào quá trình đăng ký, tham gia nghĩa vụ của nhân viên mà chỉ được tạo điều kiện, động viên, giúp đỡ bạn tham gia nghĩa vụ quân sự.
Cụ thể theo quy định tại Điều 5 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 thì: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân và gia đình có trách nhiệm giáo dục, động viên và tạo điều kiện cho công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự.”
3. Cơ quan có thẩm quyền quyết định tạm hoãn và miễn nghĩa vụ quân sự:
Thẩm quyền ra quyết định tạm hoãn gọi nhập ngũ, miễn gọi nhập ngũ căn cứ Điều 42 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015:
Thẩm quyền quyết định tạm hoãn gọi nhập ngũ, miễn gọi nhập ngũ thuộc về Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ đối với công dân quy định tại Điều 41 của Luật Nghĩa vụ quân sự.
4. Đi nghĩa vụ quân sự, công chức, viên chức có bị mất việc không?
Như đã phân tích ở trên, không phải công chức, viên chức nào cũng được tạm hoãn, miễn tham gia nghĩa vụ quân sự. Vậy, sau khi xuất ngũ, người đó còn tiếp tục được làm công chức, viên chức nữa không và Nhà nước có biện pháp đảm bảo việc làm cũng như thu nhập cho họ sau khi họ đã thực hiện nghĩa vụ với Tổ quốc không?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 50 Luật Nghĩa vụ quân sự nêu rõ:
– Nếu trước khi nhập ngũ, hạ sĩ quan, binh sĩ đang làm việc tại cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, chính trị – xã hội thì khi xuất ngũ, cơ quan, tổ chức này phải có trách nhiệm tiếp nhận lại, bố trí việc làm cho họ và bảo đảm thu nhập không thấp hơn trước khi nhập ngũ;
– Trường hợp cơ quan, tổ chức đó đã giải thể thì cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp có trách nhiệm bố trí việc làm phù hợp;
– Nếu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp đã giải thể hoặc không có cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp thì Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan Nhà nước có liên quan cùng cấp để giải quyết việc làm cho công chức, viên chức.
Căn cứ các quy định trên, công chức, viên chức khi thực hiện xong nghĩa vụ quân sự thì sau khi xuất ngũ vẫn được bảo đảm công việc đã làm trước đó hoặc được bố trí việc làm phù hợp đảm bảo thu nhập không thấp hơn trước khi tham gia nghĩa vụ quân sự.