Tư vấn thủ tục tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội. Điều kiện vào cơ sở bảo trợ xã hội, thủ tục hợp pháp phải làm theo trình tự như thế nào?
Tư vấn thủ tục tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội. Điều kiện vào cơ sở bảo trợ xã hội, thủ tục hợp pháp phải làm theo trình tự như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Tôi có vấn đề muốn nhờ Luật sư tư vấn như sau:
Để tiếp nhận một người vào cơ sở bảo trợ xã hội, thủ tục hợp pháp phải làm theo trình tự như thế nào, trong 2 trường hợp:
1, Một người lang thang ngoài đường, người dân thấy rồi đưa vào cơ sở bảo trợ XH.
2, Do hoàn cảnh quá khó khăn, gia đình mang người nhà (hoặc người bệnh ) đến gửi vào cơ sở bảo trợ xã hội. Xin cảm ơn Luật sư!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
a) Căn cứ pháp lý:
– Theo căn cứ tại Nghị định 136/2013/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội và Thông tư liên tịch 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định 136/2013/NĐ-CP, thì:
b) Điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
* Đối tượng quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 5 Nghị định 136/2013/NĐ-CP thuộc diện khó khăn không tự lo được cuộc sống và không có người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng bao gồm:
– Trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng thuộc một trong các trường hợp quy định sau đây:
+ Bị bỏ rơi chưa có người nhận làm con nuôi;
+ Mồ côi cả cha và mẹ;
+ Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại mất tích theo quy định của pháp luật;
+ Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội;
+ Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành
+ Cả cha và mẹ mất tích theo quy định của pháp luật;
+ Cả cha và mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội;
+ Cả cha và mẹ đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành
+ Cha hoặc mẹ mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội;
+ Cha hoặc mẹ mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
+ Cha hoặc mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
– Trẻ em bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo; người bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo không còn khả năng lao động mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công hàng tháng, trợ cấp hàng tháng khác.)
* Người cao tuổi thuộc diện được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội theo quy định của pháp luật về người cao tuổi.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính chuẩn bị 01 bộ hồ sơ, bao gồm:
c) Hồ sơ chuẩn bị:
– Đơn của đối tượng hoặc người giám hộ theo mẫu do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.
– Sơ yếu lý lịch của đối tượng theo mẫu do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định có xác nhận của UBND cấp xã.
– Tờ khai đề nghị trợ giúp xã hội theo mẫu do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.
– Bản sao giấy khai sinh đối với trẻ em, trường hợp trẻ em bị bỏ rơi phải làm thủ tục đăng ký khai sinh theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch.
(Bản sao: Bản sao có công chứng, chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu)
d) Trình tự thực hiện:
– Đối tượng hoặc người giám hộ chuẩn bị hồ sơ và nộp tại UBND cấp xã.
– Cơ quan tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ.
+ Nếu hồ sơ không hợp lệ, cơ quan hướng dẫn đối tượng bổ sung cho đầy đủ.
+ Nếu hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp giấy biên nhận cho đối tượng thực hiện thủ tục.
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của đối tượng, Hội đồng xét duyệt có trách nhiệm xét duyệt và niêm yết công khai kết quả xét duyệt tại trụ sở UBND cấp xã trong thời gian 07 ngày làm việc, trừ những thông tin về HIV của đối tượng.
Hết thời gian niêm yết công khai, nếu không có khiếu nại thì Hội đồng xét duyệt bổ sung biên bản kết luận của Hội đồng xét duyệt và trình Chủ tịch UBND cấp xã quyết định tiếp nhận đối tượng vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại nhà xã hội thuộc cấp xã quản lý hoặc văn bản gửi Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội.
Trường hợp có khiếu nại trong thời gian niêm yết thì trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại, Hội đồng xét duyệt có trách nhiệm xác minh, thẩm tra, kết luận cụ thể và công khai trước nhân dân, trình Chủ tịch UBND cấp xã quyết định tiếp nhận đối tượng vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại nhà xã hội thuộc cấp xã quản lý hoặc có văn bản gửi Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của đối tượng và văn bản đề nghị của Chủ tịch UBND cấp xã, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội thẩm định, trình Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trình của Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội, Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định tiếp nhận đối tượng vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội thuộc thẩm quyền quản lý.
Trường hợp đối tượng không được tiếp nhận vào chăm sóc, nuôi dưỡng thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ của đối tượng phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 19006568
e) Thời hạn giải quyết: 32 ngày làm việc (trường hợp có khiếu nại, tố cáo: 42 ngày làm việc).
f) Thẩm quyền giải quyết:
– Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục: Phòng Lao động, Thương binh và xã hội;
– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp huyện;
– Cơ quan phối hợp thực hiện: UBND cấp xã.
g) Lệ phí: Không
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Theo quy định tại Thông tư liên tịch
– Đơn của đối tượng hoặc người giám hộ theo Mẫu số 8.
– Sơ yếu lý lịch của đối tượng theo Mẫu số 9.
– Tờ khai đề nghị trợ giúp xã hội theo Mẫu 1a, 1b, 1d.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Thủ tục xin giải thể cơ sở bảo trợ xã hội cấp tỉnh
– Thủ tục thành lập cơ sở bảo trợ xã hội cấp tỉnh
– Thủ tục giải quyết mai táng phí cho đối tượng được Bảo trợ xã hội
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 19006568 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại