Thủ tục thành lập quỹ từ thiện. Thành lập quỹ từ thiện được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 30/2012/NĐ-CP.
Thủ tục thành lập quỹ từ thiện. Thành lập quỹ từ thiện được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 30/2012/NĐ-CP.
Tóm tắt câu hỏi:
Chúng tôi, Công ty TNHH Đầu tư Thương mại Dịch vụ Xuất nhập khẩu TNP, có dự định thành lập Quỹ từ thiện hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Chúng tôi cần công ty tư vấn thành lập Quỹ theo đúng quy định hiện hành.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Cơ sở pháp lý thực hiện việc thành lập quỹ từ thiện quy định tại:
– Nghị định số 30/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện;
– Thông tư số 02/2013/TT-BNVquy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 30/2012/NĐ-CP;
Để thành lập quỹ bạn phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
Thứ nhất, Mục đích hoạt động của quỹ: Quỹ được tổ chức và hoạt động nhằm mục đích hỗ trợ và khuyến khích phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục, thể thao, khoa học, từ thiện, nhân đạo và các mục đích phát triển cộng đồng, không vì mục đích lợi nhuận.
Thứ hai, có ít nhất 3 sáng lập viên là công dân, tổ chức Việt Nam để thành lập ban sáng lập quỹ và có tài sản đóng góp thành lập quỹ theo quy định pháp luật, đồng thời:
+ Đối với công dân Việt Nam: Có đủ năng lực hành vi dân sự không có án tích;
+ Đối với tổ chức của Việt Nam: Có điều lệ hoặc văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của tổ chức; nghị quyết của Ban lãnh đạo tổ chức về việc tham gia thành lập quỹ; quyết định cử người đại diện của tổ chức tham gia tư cách sáng lập viên thành lập quỹ
Thứ ba, ban sáng lập quỹ có đủ số tài sản đóng góp để thành lập quỹ theo quy định sau:
– Đối với quỹ do công dân, tổ chức Việt Nam thành lập, Ban sáng lập quỹ phải đảm bảo số tài sản đóng góp thành lập quỹ quy đổi ra tiền đồng Việt Nam (trong đó số tiền dự kiến chuyển vào tài khoản của quỹ tối thiểu bằng 50% tổng giá trị tài sản quy đổi) như sau:
+ Quỹ hoạt động trong phạm vi toàn quốc hoặc liên tỉnh: 5.000.000.000 (năm tỷ);
+ Quỹ hoạt động trong phạm vi cấp tỉnh: 1.000.000.000 (một tỷ);
+ Quỹ hoạt động trong phạm vi cấp huyện: 100.000.000 (một trăm triệu);
+ Quỹ hoạt động trong phạm vi cấp xã: 20.000.000 (hai mươi triệu).
– Đối với quỹ có tài sản của công dân, tổ chức nước ngoài góp với công dân, tổ chức Việt Nam thành lập; Ban sáng lập quỹ phải đảm bảo số tài sản đóng góp thành lập quỹ quy đổi ra tiền đồng Việt Nam (trong đó số tiền dự kiến chuyển vào tài sản của quỹ tối thiểu bằng 50% tổng giá trị tài sản quy đổi) như sau:
+ Quỹ hoạt động trong phạm vi toàn quốc hoặc liên tỉnh: 7.000.000.000 (bảy tỷ);
+ Quỹ hoạt động trong phạm vi cấp tỉnh: 3.000.000.000 (ba tỷ);
+ Quỹ hoạt động trong phạm vi cấp huyện: 1.000.000.000 (một tỷ);
+ Quỹ hoạt động trong phạm vi cấp xã: 500.000.000 (năm trăm triệu).
Thứ tư, có hồ sơ thành lập gồm những tài liệu sau:
– Đơn đề nghị thành lập quỹ;
– Dự thảo điều lệ quỹ;
– Tài liệu chứng minh tài sản đóng góp để thành lập quỹ đảm bảo được như trên;
– Sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp của các thành viên ban sáng lập quỹ và các tài liệu theo quy định tại Điều 9, Điều 10 hoặc Điều 11 Nghị định 30/2012/NĐ-CP.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ:
Nếu quỹ của công ty có phạm vi hoạt động toàn quốc hoặc liên tỉnh hoặc quỹ có tổ chức, cá nhân nước ngoài góp tài sản để thành lập, hoạt động trong phạm vi tỉnh, thì hồ sơ gửi tới Bộ trưởng Bộ Nội vụ để được cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ.
Nếu quỹ của công ty có phạm vi hoạt động phạm vi hoạt động trong tỉnh hoặc quỹ có tổ chức, cá nhân nước ngoài góp tài sản để thành lập, hoạt động trong phạm vi huyện, xã thì hồ sơ gửi tới Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để được cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ.
Nếu quỹ của công ty có phạm vi hoạt động trong huyện, xã và chỉ do tổ chức, cá nhân Việt Nam thành lập thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện (nếu tại địa phương đó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện công này) để được cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Vấn đề liên quan đến thành lập quỹ từ thiện
– Thẩm quyền giải quyết của thủ tục về quỹ xã hội, quỹ từ thiện
– Hội đồng quản lý quỹ từ thiện
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn đấu thầu trực tuyến qua điện thoại