Hiệp định thương mại song phương Việt- Hoa kì. Các nội dung về tiến trình ký kết, thỏa thuận hiệp định thương mại song phương Việt- Hoa kì.
Hiệp định thương mại song phương Việt- Hoa kì. Các nội dung về tiến trình ký kết, thỏa thuận hiệp định thương mại song phương Việt- Hoa kì.
Đàm phán là quá trình thỏa thuận, thương lượng để tiến tới xác định quyền và nghĩa vụ của các bên ghi nhận trong nội dung của văn bản điều ước. Đàm phán ký kết hiệp định thương mại với Mỹ là một yêu cầu quan trọng nhằm tạo môi trường pháp lý cho quan hệ hai nước phát triển. Tháng 10/1995, Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng ngọai giao Việt Nam và đại diện Thương mại Mỹ thỏa thuận hai bên tập trung thúc đẩy quan hệ kinh tế- thương mại và chuẩn bị đàm phán hiệp định thương mại.
Để ký kết được hiệp định thương mại, thiết lập mối quan hệ về thương mại cũng như ngoại giao vững chắc, Việt Nam và Mỹ đã tiến hành đàm phán qua 11vòng bắt đầu từ tháng 9/1996 và kéo dài trong bốn năm:
Vòng 1: từ 21/9/1996 đến 26/9/1996 tại Hà Nội. Trong vòng này chủ yếu đôi bên trao đổi các thông tin, tìm hiểu cơ chế thương mại của nhau.
Vòng 2: từ 9/12/1996 đến 11/12/1996 tại Hà Nội.
Vòng 3: Từ 12/4/1997 đến 17/4/1997 tại Hà Nội. Tại vòng đàm phán thứ hai và thứ ba, phía Mỹ đã soạn thảo và trao cho phía Việt Nam bản dự thảo tổng thể Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ gồm bốn chương: Thương mại, Sở hữu trí tuệ, Đầu tư và Dịch vụ theo quan điểm mở cửa tự do hoàn toàn. Bản dự thảo này áp dụng các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) dành cho các nước đã phát triển. Nước ta không nhất trí và nêu rõ trong quan điểm của mình "Việt Nam chỉ ký Hiệp định Thương mại với Mỹ trên cơ sở các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) áp dụng đối với nước đang phát triển ở trình độ thấp". Với quan điểm đó chúng ta xây dựng bản dự thảo của mình.
Vòng 4: từ 6/10/1997 đến 11/10/1997 tại Washington. Tại vòng đàm phán này, phía Việt Nam đưa ra bản dự thảo với cam kết sẽ mở cửa thị trường, theo đó thời hạn bảo hộ dài nhất cho một số chủng loại hàng hóa và dịch vụ là năm 2020.
Vòng 5: từ 16/5/1998 đến 22/5/1998 tại Washington. Trước vòng đàm phán này, các nhà đàm phán Việt Nam đã thiết kế lại bản dự thảo Hiệp định mới theo nguyên tắc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) áp dụng cho các nước có trình độ phát triển thấp.
Vòng 6: từ 15/9/1998 đến 22/9/1998 tại Hà Nội.
Vòng 7: từ 15/3/1999 đến 19/3/1999 tại Hà Nội. Tại hai vòng đàm phán 6 và 7, các Bên tiếp tục trao đổi về các vấn đề quan trọng chưa đi đến nhất trí trong các vòng đàm phán trước, như: phát triển quan hệ đầu tư, thương mại dịch vụ, thương mại hàng hóa và sở hữu trí tuệ.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Vòng 8: từ 14/6/1999 đến 18/6/1999 tại Washington.
Vòng 9: từ 23/7/1999 đến 25/7/1999 tại Hà Nội, trong cuộc họp cấp Bộ trưởng, hai nước đã thông báo thỏa thuận trên nguyên tắc những nội dung mà Hiệp định Thương mại đã đạt được.
Vòng 10: từ 28/8/1999 đến 2/9/1999 tại Washington.
Vòng 11: 3/7/2000 tại Washington. Sau khi đàm phán xong những vấn đề cuối cùng trong lĩnh vực viễn thông và rà soát lại một lần nữa toàn văn bản Hiệp định, ngày 13/7/2000, Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ đã được ký kết.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Trọng tài thương mại quốc tế
– Hình thức của thỏa thuận trọng tài thương mại quốc tế
– Nguyên tắc đối xử quốc gia trong thương mại hàng hóa quốc tế
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6568 hoặc gửi thư về địa chỉ email: [email protected].
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn thành lập doanh nghiệp trọn gói