Thủ tục hỏi tại phiên tòa sơ thẩm dân sự. Thẩm quyền hỏi chủ tọa phiên tòa đối với đương sự. Nội dung hỏi của thủ tục hỏi tại phiên tòa sơ thẩm.
Thủ tục hỏi tại phiên tòa sơ thẩm là thủ tục có nhiều thay đổi nhất so với Pháp lệnh giải quyết các vụ án dân sự trước kia. Ngay từ tên gọi cũng đổi từ “thủ tục xét hỏi” thành “thủ tục hỏi tại phiên tòa”. Cách gọi đó phản ánh đúng bản chất của thủ tục giải quyết vụ án dân sự khác với thủ tục giải quyết các vụ án hình sự. Đối với vụ án dân sự, mục đích của phần hỏi tại phiên tòa là
Theo quy định tại các Điều từ Điều 217 đến Điều 231 Bộ luật tố tụng dân sự thì thủ tục hỏi được tiến hành tuần tự theo các bước: hỏi đương sự về thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu và thỏa thuận giải quyết vụ án; các bên đương sự trình bày về vụ án; tiến hành hỏi; công bố các tài liệu của vụ án và xem xét vật chứng.
Theo Bộ luật tố tụng dân sự, nhiệm vụ chứng minh là thuộc về các đương sự, quyền định đoạt của các đương sự được tôn trọng triệt để hơn nên thủ tục hỏi được bắt đầu bằng việc chủ tọa hỏi các đương sự về việc có thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu hay không (Điều 217 Bộ luật tố tụng dân sự). Đối với trường hợp đương sự thay đổi, bổ sung yêu cầu (Điều 218 Bộ luật tố tụng dân sự) đặt ra hai vấn đề cần quan tâm: Thứ nhất, thế nào là “yêu cầu ban đầu”? Thứ hai, thế nào là “vượt quá”?
>>> Luật sư
Thứ nhất, về “yêu cầu ban đầu”, thì việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự tại phiên tòa chỉ được hội đồng xét xử chấp nhận nếu việc thay đổi bổ sung yêu cấu đó không vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập ban đầu được thể hiện trong đơn khởi kiện của nguyên đơn, đơn phản tố của bị đơn, đơn yêu cầu độc lập của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Có thể thấy trước khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử thì đương sự vẫn có quyền thay đổi, bổ sung yêu cầu của mình, vậy nên yêu cầu ban đầu cần được hiểu là yêu cầu mà các đương sự đã thể hiện trước khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử chứ không phải yêu cầu từ khi ban đầu đương sự đưa ra. Vấn đề này chưa được thể hiện rõ trong pháp luật tố tụng dân sự hiện hành nên cần có quy định hướng dẫn cụ thể.
Thứ hai, thế nào là vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập ban đầu? Có ý kiến cho rằng theo Điều 218 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2011 thì quyền thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự tại phiên tòa bị hạn chế theo hướng rút bớt yêu cầu thì được còn bổ sung thêm thì không được chấp nhận. Tuy nhiên nếu hiểu theo hướng này thì đã hạn chế quyền tự định đoạt và làm cho