Luật Thương Mại 2005 định nghĩa về dịch vụ logistic là gì? Phân loại dịch vụ logistics. Đặc điểm của dịch vụ logistics.
Logistics là một trong những số ít thuật ngữ khó dịch nhất, giống như từ “Marketing”, từ Tiếng Anh sang Tiếng Việt và thậm chí cả những ngôn ngữ khác. Bởi vì bao hàm nghĩa của từ này quá rộng nên không một từ đơn ngữ nào có thể truyền tải được hết ý nghĩa của nó. Nhưng rất nhiều công ty giao nhận vận tải lại được đăng ký là ví dụ như AB Logistics như vậy vô tình công ty này có thể được hiểu là nhà cung cấp dịch vụ logistics, mà không biết logistics là gì?
Điều 233, Luật Thương Mại 2005 định nghĩa về dịch vụ logistic như sau:
“Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao. Dịch vụ logistics được phiên âm theo tiếng Việt là dịch vụ lô-gi-stíc.”
Điều 4, Nghị định 170/2007/NĐ-CP có quy định rõ về cách phân biêt dịch vụ logistic:
“Dịch vụ lô-gi-stíc theo quy định tại Điều 233 Luật Thương mại được phân loại như sau:
1. Các dịch vụ lô-gi-stíc chủ yếu, bao gồm:
a) Dịch vụ bốc xếp hàng hoá, bao gồm cả hoạt động bốc xếp container;
b) Dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hóa, bao gồm cả hoạt động kinh doanh kho bãi container và kho xử lý nguyên liệu, thiết bị;
c) Dịch vụ đại lý vận tải, bao gồm cả hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan và lập kế hoạch bốc dỡ hàng hóa;
d) Dịch vụ bổ trợ khác, bao gồm cả hoạt động tiếp nhận, lưu kho và quản lý thông tin liên quan đến vận chuyển và lưu kho hàng hóa trong suốt cả chuỗi lô-gi-stíc; hoạt động xử lý lại hàng hóa bị khách hàng trả lại, hàng hóa tồn kho, hàng hóa quá hạn, lỗi mốt và tái phân phối hàng hóa đó; hoạt động cho thuê và thuê mua container.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
2. Các dịch vụ lô-gi-stíc liên quan đến vận tải, bao gồm:
a) Dịch vụ vận tải hàng hải;
b) Dịch vụ vận tải thuỷ nội địa;
c) Dịch vụ vận tải hàng không;
d) Dịch vụ vận tải đường sắt;
đ) Dịch vụ vận tải đường bộ.
e) Dịch vụ vận tải đường ống.
3. Các dịch vụ lô-gi-stíc liên quan khác, bao gồm:
a) Dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật;
b) Dịch vụ bưu chính;
c) Dịch vụ thương mại bán buôn;
d) Dịch vụ thương mại bán lẻ, bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho, thu gom, tập hợp, phân loại hàng hóa, phân phối lại và giao hàng;
đ) Các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác.”
Như vậy, khi muốn thành lập Công ty cung cấp dịch vụ Logistic, khách hàng cần nghiên cứu kỹ lưỡng để tránh việc xác định sai mục tiêu kinh doanh của mình gây khó khăn cho quá trinh thành lập doanh nghiệp và xin giấy phép (nếu có). Hơn nữa, các công ty có vốn đầu tư nước ngoài muốn kinh doanh dịch vụ logistic cũng cần xác định rõ ngành nghề kinh doanh của mình, bởi lẽ, pháp luật Việt Nam có những điều khoản hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài khi kinh doanh một trong số các dịch vụ này.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Sự khác nhau giữa dịch vụ vận chuyển hàng hóa và dịch vụ Logistics
– Điều kiện để doanh nghiệp được kinh doanh dịch vụ Logistics
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6568 hoặc gửi thư về địa chỉ email: [email protected].
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA: