Xử phạt vi phạm hành chính với cán bộ công chức. Cán bộ vi phạm về hoạt động xây dựng theo nhiệm vụ thì xử lý như thế nào?
Xử phạt vi phạm hành chính với cán bộ công chức. Cán bộ vi phạm về hoạt động xây dựng theo nhiệm vụ thì xử lý như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi có một vấn đề cần tham khảo ý kiến của Luật sư Luật Dương Gia như sau:
Hiện tại bên tôi là Thanh tra xây dựng, tôi có một vấn đề liên quan đến hoạt động xây dựng nhưng thắc mắc thuộc về vấn đề áp dụng luật. Hiện tại có một dự án của nhà nước giao cho một danh sách cán bộ thực hiện? Những cán bộ này đã thực hiện sai với quy định của pháp luật về xây dựng? Khi chúng tôi áp dụng thì tuân thủ theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 hay theo Luật cán bộ, công chức 2008. Mong Luật sư đưa ra ý kiến!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.
Theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 các đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
+ Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý;
+ Người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính.
Người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân vi phạm hành chính thì bị xử lý như đối với công dân khác; trường hợp cần áp dụng hình thức phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn liên quan đến quốc phòng, an ninh thì người xử phạt đề nghị cơ quan, đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân có thẩm quyền xử lý;
+ Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra;
Trường hợp bên bạn nêu ra là cán bộ thực hiện dự án vi phạm hành chính thì căn cứ áp dụng như thế nào? Đối với vấn đề này tại Nghị định 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 07 năm 2013 có quy định như sau:
“Điều 1. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính
Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính là cá nhân, tổ chức quy định tại Khoản 1 Điều 5 Luật xử lý vi phạm hành chính.
Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức thực hiện hành vi vi phạm khi đang thi hành công vụ, nhiệm vụ và hành vi vi phạm đó thuộc công vụ, nhiệm vụ được giao, thì không bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, mà bị xử lý theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Cơ quan nhà nước thực hiện hành vi vi phạm thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao, thì không bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, mà bị xử lý theo quy định của pháp luật có liên quan.”
= > Cần xác định
+ Cán bộ có hành vi vi phạm có đang thực hiện nhiệm vụ không?
+ Vi phạm đó có thuộc nhiệm vụ được giao không?
+ Căn cứ xác định vi phạm là gì?
Nếu bên bạn xác định thuộc phạm vi nhiệm vụ và có vi phạm trong phạm vi đó thì áp dụng theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
Bạn có thể tham khảo một số bài viết liên quan dưới đây:
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa đơn
- Bị xử phạt hành chính về mua số đề thì có bị tiền án tiền sự?
- Thời hạn xóa tiền sự sau khi chấp hành quyết định xử phạt hành chính
- Hậu quả của việc sa thải trái pháp luật
- Sa thải người lao động trong thời gian điều chuyển làm công việc khác
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.