Ban quản lý các dự án đầu tư có tư cách pháp nhân hay không? Điều kiện có tư cách pháp nhân của các Ban quản lý dự án.
Ban quản lý các dự án đầu tư có tư cách pháp nhân hay không? Điều kiện có tư cách pháp nhân của các Ban quản lý dự án.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Tôi hiện đang sinh sống gần con đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai. Tôi có một thắc mắc muốn hỏi Luật sư, đó là các Ban Quản lý dự án có tư cách pháp nhân hay không? Bởi mọi hoạt động đầu tư, xây dựng của dự án đều thuộc thẩm quyền giải quyết của Ban Quản lý dự án. Mong nhận được phản hồi sớm từ phía Luật sư. Xin cảm ơn Luật sư!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo quy định tại Điều 33, 34, Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ và Điều 11, Thông tư 33/2009/TT-BXD ngày 26 tháng 3 năm 2009 của Bộ Xây dựng thì chủ đầu tư dự án có hai mô hình để trực tiếp quản lý dự án đầu tư, cụ thể bao gồm:
a) Mô hình 1: Chủ đầu tư không thành lập Ban quản lý dự án mà sử dụng bộ máy hiện có của mình để trực tiếp tổ chức quản lý thực hiện dự án. Mô hình này được áp dụng đối với dự án quy mô nhỏ có tổng mức đầu tư dưới 7 tỷ đồng, khi bộ máy của chủ đầu tư kiêm nhiệm được việc quản lý thực hiện dự án.
b) Mô hình 2: Chủ đầu tư thành lập Ban quản lý dự án để giúp mình trực tiếp tổ chức quản lý thực hiện dự án, cụ thể như sau:
– Chủ đầu tư giao cho Ban quản lý dự án hiện có để quản lý thêm dự án mới.
– Trường hợp Ban quản lý dự án hiện có không đủ điều kiện để quản lý thêm dự án mới thì Chủ đầu tư thành lập Ban quản lý dự án mới để quản lý thực hiện dự án.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Mặt khác, theo quy định tại khoản 5 Điều 11, Thông tư 33/2009/TT-BXD thì Ban quản lý dự án có tư cách pháp nhân và năng lực chuyên môn thì có thể được giao nhiệm vụ quản lý thực hiện dự án của chủ đầu tư khác khi cơ quan thành lập ra Ban quản lý dự án chính là cấp quyết định đầu tư của dự án đó. Trong trường hợp này cấp quyết định đầu tư phải có quyết định phân giao nhiệm vụ cụ thể và ban hành cơ chế phối hợp giữa chủ đầu tư và Ban quản lý dự án để bảo đảm dự án được thực hiện đúng tiến độ, chất lượng và hiệu quả. Sau khi công tác xây dựng hoàn thành, Ban quản lý dự án bàn giao công trình cho chủ đầu tư khai thác, sử dụng. Ban quản lý dự án loại này có thể được nhận thầu làm tư vấn quản lý dự án cho chủ đầu tư khác nếu có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật và được cơ quan quyết định thành lập ra Ban quản lý dự án cho phép.
Chính vì vậy, chúng ta có thể kết luận rằng, không phải Ban Quản lý dự án nào cũng có tư cách pháp nhân mà căn cứ để quyết định một Ban Quản lý dự án có tư cách pháp nhân hay không thì điều này phải phụ thuộc vào quyết định phân giao nhiệm vụ và cơ chế phối hợp giữa chủ đầu tư và Ban quản lý dự án.
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.