Kháng nghị của Viện kiểm sát là gì? Kháng nghị của Viện kiểm sát tên tiếng Anh là gì? Quy định về Kháng nghị phúc thẩm hình sự của Viện kiểm sát?
Viện kiểm sát ngoài là cơ quan thực hành quyền công tố trong tố tụng hình sự thì Viện kiểm sát còn thực hiện chức năng kiểm soát việc tuân thủ theo pháp luật trong hoạt động tố tụng, trong đó có quyền kháng nghị. Sau khi bản án hoặc quyết định của
1. Kháng nghị của Viện kiểm sát là gì?
– Kháng nghị là hành vi tố tụng của người có thẩm quyền, thể hiện việc phản đối toàn bộ hoặc một phần bản án, quyết định của Tòa án với mục đích bảo đảm cho việc xét xử được chính xác, công bằng, đồng thời sửa chữa những sai lầm trong bản án, quyết định của Tòa án.
– Kháng nghị của Viện kiểm sát được quy định tại Điều 336
– Theo đó, kháng nghị là quyền và trách nhiệm của của Viện kiểm sát trong việc kiểm tra, giám sát về tuân thủ pháp luật trong hoạt động tố tụng.
2. Kháng nghị của Viện kiểm sát tên tiếng Anh là gì?
Kháng nghị của Viện kiểm sát tên tiếng Anh là: ” Appeal by the Procuracy”
3. Quy định về Kháng nghị phúc thẩm hình sự của Viện kiểm sát
– Kiểm sát cùng cấp và Viện kiểm sát cấp trên đều có quyền kháng nghị bản án, quyết định của Toà án nhằm mục đích phát hiện và khắc phục kịp thời các sai sót về xét xử của Tòa án cấp sơ thẩm, bảo đảm tính hợp pháp và có căn cứu của các bản án hoặc quyết định sơ thẩm trước khi đưa ra thi hành.
– Trong trường hợp kháng nghị của Viện kiểm sát cấp sơ thẩm có nội dung mâu thuẫn với kháng nghị của Viện kiểm sát cấp phúc thẩm, thì Tòa án cấp phúc thẩm xem xét phần nội dung mâu thuẫn theo kháng nghị của Viện kiểm cấp trên.
– Viện kiểm sát cùng cấp hoặc cấp trên trực tiếp kháng nghị phải bằng văn bản. Trong quyết định kháng nghị của Viện kiểm sát phải bao gồm những nội dung như sau:
+ Ngày, tháng, năm ra quyết định kháng nghị và số của quyết định kháng nghị;
+ Tên của Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị;
+ Kháng nghị đối với toàn bộ hay một phần bản án, quyết định sơ thẩm;
+ Lý do, căn cứ kháng nghị và yêu cầu của Viện kiểm sát;
+ Họ tên, chức vụ của người ký quyết định kháng nghị.
– Thời hạn kháng nghị được quy định tại Điều 337 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, như sau:
” Điều 337. Thời hạn kháng nghị
1. Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 30 ngày kể từ ngày Tòa án tuyên án.
2. Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp đối với quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm là 07 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 15 ngày kể từ ngày Tòa án ra quyết định.”
– Theo đó, đối với kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm thì thời gạn kháng nghị là 15 ngày, còn đối Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp thì thời hạn kháng nghị là 30 ngày kể từ ngày Tòa án tuyên án.
– Viện kiểm sát cùng cấp kháng nghị quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm thì thời hạn kháng nghị là 07 ngày, còn Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp thì thời hạn kháng nghị là 15 ngày kể từ ngày Tòa án tuyên án.
Khi Viện kiểm sát kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án thì việc kháng nghị của Viện kiểm sát phải được gửi
” Điều 338. Thông báo về việc kháng cáo, gửi quyết định kháng nghị
1. Việc kháng cáo phải được Tòa án cấp sơ thẩm thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp và những người liên quan đến kháng cáo trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo. Thông báo phải nêu rõ yêu cầu của người kháng cáo.
Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra quyết định kháng nghị, Viện kiểm sát phải gửi quyết định kháng nghị kèm theo chứng cứ, tài liệu, đồ vật bổ sung (nếu có) cho Tòa án đã xét xử sơ thẩm, gửi quyết định kháng nghị cho bị cáo và những người liên quan đến kháng nghị. Viện kiểm sát đã kháng nghị phải gửi quyết định kháng nghị cho Viện kiểm sát khác có thẩm quyền kháng nghị.
2. Người tham gia tố tụng nhận được thông báo về việc kháng cáo, kháng nghị có quyền gửi văn bản nêu ý kiến của mình về nội dung kháng cáo, kháng nghị cho Tòa án cấp phúc thẩm. Ý kiến của họ được đưa vào hồ sơ vụ án.”
– Vì kháng cáo, kháng nghị là việc các chủ thể, cơ quan có thẩm quyền không nhất trí với bản án, quyết định của Tòa án và yêu cầu Tòa án cấp trên xem xét lại nên khi có kháng cáo của những chủ thể có quyền kháng cáo theo quy định của pháp luật hì Tòa án cấp sơ thẩm có trách nhiệm phải thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp, Viện kiểm sát cấp phúc thẩm và những người tham gia tố tụng khác liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị phải được biết về nội dung kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo. Việc thông báo này nhằm mục đích để Viện kiểm sát và những người tham gia tố tụng có thời gian chuẩn bị cho việc tham gia phiên tòa phúc thẩm.
– Sau khi ra quyết định kháng nghị, trong vòng 2 ngày thì Viện kiểm sát phải gửi quyết định kháng nghị cùng với những chứng cứ, tài liệu kèm theo cho Tòa án đã xét xử sơ thẩm và gửi quyết định kháng nghị đến cho bị cáo và những người liên quan đến kháng nghị. Việc gửi quyết định kèm theo những tài liệu, chứng cứ đến cho Tòa án cấp sơ thẩm đã xét xử này có vai trò vô cùng quan trọng là cơ sở của việc quyết định kháng nghị của Viện kiểm sát và việc gửi quyết định đến cho bi cáo và những người liên quan đến kháng nghị giúp thông báo đến cho bị cáo và những người liên quan được biết để họ có những sự chuẩn bị cho việc tham gia vào phiên tòa phúc thẩm.
– Viện kiểm sát đã kháng nghị phải gửi quyết định kháng nghị cho Viện kiểm sát khác có thẩm quyền kháng nghị.
– Sau khi nhận được thông báo kháng cáo, kháng nghị, Viện kiểm sát và những người tham gia tố tụng khác có quyền gửi cho Tòa án cấp phúc thẩm ý kiến của mình bằng văn bản về nội dung của kháng cáo, kháng nghị hoặc có thể cung cấp thêm những chứng cứ, tài liệu về vụ án đã xét xử. Ý kiến của họ và các chứng cứ, tài liệu mà họ nộp được đưa ra xem xét tại phiên tòa phúc thẩm và được lưu trong hồ sơ vụ án.
– Kháng cáo, kháng nghị về bản chất là việc yêu cầu Tòa án cấp trên xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã tuyên đã tuyên. Do đó, hậu quả pháp lý của việc kháng cáo, kháng nghị được quy định như sau:
Hậu quả của việc kháng cáo, kháng nghị
” Điều 339. Bô luật tố tụng hình sự quy định về Hậu quả của việc kháng cáo, kháng nghị như sau:
Những phần của bản án, quyết định của Tòa án bị kháng cáo, kháng nghị thì chưa được đưa ra thi hành, trừ trường hợp quy định tại Điều 363 của Bộ luật này. Khi có kháng cáo, kháng nghị đối với toàn bộ bản án, quyết định thì toàn bộ bản án, quyết định chưa được đưa ra thi hành, trừ trường hợp quy định tại Điều 363 của Bộ luật này.
Tòa án cấp sơ thẩm phải gửi hồ sơ vụ án, kháng cáo, kháng nghị và chứng cứ, tài liệu, đồ vật kèm theo (nếu có) cho Tòa áp cấp phúc thẩm trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.”
– Đối với bản án sơ thẩm hoặc những phần của bản án sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì toàn bộ phần bản án đó chưa có hiệu lực pháp luật và chưa được thu hành mà phải chờ Tòa án cấp phúc thẩm xét xử lại, trừ những trường hợp được quy định tại Điều 363 Bộ luật tố tụng hình sự, đó là những trường hợp quy định về bản án, quyết định của Toà án được thi hành ngay: trường hợp bị cáo đang bị tạm giam mà Tòa án cấp sơ thẩm quyết định đình chỉ vụ án, tuyên bị cáo không có tội, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt cho bị cáo, hình phạt không phải là hình phạt tù hoặc phạt tù nhưng cho hưởng án treo hoặc khi thời hạn phạt tù bằng hoặc ngắn hơn thời hạn đã tạm giam thì bản án hoặc quyết định của Tòa án được thi hành ngay, mặc dù vẫn có thể bị kháng cáo, kháng nghị. Hình phạt cảnh cáo được thi hành ngay tại phiên tòa. Những trường hợp này được quy định sở dĩ là để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cả công dân, mặc dù bản án hoặc một phần của bán án chưa có hiệu lực pháp luật nhưng vấn được thi hành ngay sau khi tuyên án sơ thẩm.
– Sau khi nhận được kháng cáo hoặc kháng nghị thì Tòa án cấp sơ thẩm phải gửi bản án sơ thẩm cùng toàn bộ hồ sơ vụ án và kháng cáo hoặc kháng nghị cho Toà án cấp phúc thẩm trong thời hạn là 07 ngày kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị. Điều này giúp cho việc chuẩn bị cũng như việc xét xử cấp phúc thẩm được diễn ra đúng thời hạn theo như luật định.
Như vậy, có thể thấy, kháng nghị đóng một vai trò vô cùng quan trọng, kháng nghị của Viện kiểm sát không chỉ là thể hiện quyền mà còn thể hiện trách nhiệm của Viện kiểm sát trong việc kiểm tra, giám sát mức độ tuân thủ của pháp luật trong quá trình tố tụng. Kháng nghị là để xem xét, xét xử lại vụ án ở cấp Tòa án cao hơn nhằm làm rõ hơn được tình tiết, những sự thật khách quan, thể hiện sự không nhất trí của Viện kiểm sát đối với bản án, quyết định của Tòa án đã tuyên.