Sai phạm khi thực hiện nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường. Báo cáo đánh giá tác động môi trường và yêu cầu bắt buộc thực hiện.
Sai phạm khi thực hiện nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường. Báo cáo đánh giá tác động môi trường và yêu cầu bắt buộc thực hiện.
Tóm tắt câu hỏi:
Kính chào Luật sư ! Tôi đang làm việc tại Công ty thuộc lĩnh vực môi trường vệ sinh đô thị ở 01 tỉnh miền Tây; sau khi đọc qua Bài viết "Nguyên tắc phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường được quy định tại Nghị định 179/2013/NĐ-CP " của Quý Công ty. Xin được tư vấn trường hợp như sau: Vừa qua, Cục Cảnh sát PCTP về môi trường (phía Nam) đến kiểm tra Bãi chôn lấp rác thải của Tỉnh, kết luận Công ty chúng tôi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường; Lý do Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của Bãi rác hiện hữu (có từ năm 1995) không có nêu được chôn lấp rác thải CN thông thường. Xin nói thêm, ngoài việc thu gom xử lý rác thải sinh hoạt trong đô thị, UBND Tỉnh còn chỉ đạo phải thu gom (Hợp đồng chỉ thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt thông thường) trong các KCN của Tỉnh. Như vậy, Cty tôi có vi phạm không? Trường hợp nếu có vi phạm thì thẩm quyền xử lý của ai? UBND tỉnh hay Cục CSMT? Xin Luật sư sớm cho ý kiến tư vấn giúp, Xin cảm ơn ! Kính chào./.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Hành vi Vi phạm các quy định về thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định tại Nghị định 179/2013/NĐ-CP như sau:
Điều 9. Vi phạm các quy định về thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường
1. Hành vi vi phạm quy định về thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không có văn bản báo cáo, báo cáo không đúng thời hạn cho cơ quan đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường về Kế hoạch quản lý môi trường;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không niêm yết công khai Kế hoạch quản lý môi trường của dự án tại địa điểm thực hiện dự án và trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện việc tham vấn cộng đồng để nhân dân biết, kiểm tra, giám sát;
c) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi báo cáo sai sự thật cho cơ quan đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường về Kế hoạch quản lý môi trường hoặc những điều chỉnh, thay đổi các nội dung, biện pháp bảo vệ môi trường trong báo cáo đánh giá tác động môi trường;
d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi lập, phê duyệt không đúng một trong các nội dung Kế hoạch quản lý môi trường;
đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi lập, phê duyệt không đầy đủ một trong các nội dung Kế hoạch quản lý môi trường;
e) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không lập, phê duyệt Kế hoạch quản lý môi trường theo quy định;
g) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng, không đầy đủ một trong các nội dung chương trình quan trắc, giám sát môi trường theo quy định (về vị trí, tần suất hoặc thông số giám sát môi trường);
h) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện chương trình quan trắc, giám sát môi trường theo quy định;
i) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng một trong các nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt, trừ trường hợp quy định tại các điểm a, b, d và g Khoản này;
k) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đầy đủ một trong các nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt, trừ trường hợp quy định tại các điểm a, b, đ, e và m Khoản này;
l) Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không hợp tác với cơ quan quản lý về bảo vệ môi trường kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch quản lý môi trường và các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường; không cung cấp đầy đủ các thông tin, số liệu liên quan đến dự án khi được yêu cầu;
m) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 110.000.000 đồng đối với hành vi không xây lắp các công trình bảo vệ môi trường; không vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của dự án; không nghiệm thu các công trình bảo vệ môi trường theo quy định; không lập, phê duyệt và thực hiện kế hoạch thu dọn vệ sinh vùng lòng hồ trước khi tích nước trong trường hợp dự án có nội dung đầu tư xây dựng hồ chứa thủy lợi hoặc hồ chứa thủy điện;
n) Phạt tiền từ 110.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện tất cả các biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư và giai đoạn thi công xây dựng dự án;
o) Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 130.000.000 đồng đối với hành vi không dừng ngay các hoạt động của dự án gây ra sự cố ảnh hưởng xấu đến chất lượng môi trường và sức khỏe cộng đồng; không tổ chức ứng cứu khắc phục sự cố; không thông báo khẩn cấp cho cơ quan quản lý về môi trường cấp tỉnh và các cơ quan có liên quan nơi có dự án để chỉ đạo và phối hợp xử lý; báo cáo sai sự thật kết quả thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án hoặc kết quả đo đạc, phân tích mẫu môi trường của dự án không đúng với thực trạng ô nhiễm của các nguồn thải;
p) Phạt tiền từ 130.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với hành vi không lập hồ sơ đề nghị kiểm tra, xác nhận việc đã thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án theo quy định và gửi cơ quan đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường để được kiểm tra, xác nhận trước khi đưa dự án vào vận hành chính thức;
q) Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi không có Giấy xác nhận việc đã thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án hoặc Giấy xác nhận việc đã thực hiện một trong các hạng mục công trình của dự án đã được đầu tư trong trường hợp dự án được phân kỳ đầu tư theo nhiều giai đoạn trước khi đưa dự án, công trình vào vận hành chính thức;
r) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng, không đầy đủ một trong các nội dung trong Giấy xác nhận việc đã thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án hoặc Giấy xác nhận việc đã thực hiện một trong các hạng mục công trình của dự án đã được đầu tư trong trường hợp dự án được phân kỳ đầu tư theo nhiều giai đoạn khi đưa dự án, công trình vào vận hành chính thức.
Như vậy đối chiếu với quy định trên công ty của bạn có vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Ngoài các quy định mới về hành vi vi phạm, Nghị định 179/2013/NĐ-CP cũng đã phân định rõ ràng về thẩm quyền kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm của các cơ quan Công an, Thuế, Kiểm lâm, Bộ đội biên phòng, Quản lý thị trường, Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp và Sở Tài nguyên và Môi trường. Đây là một điểm mới rất quan trọng trong Nghị định 179/2013/NĐ-CP nhằm tránh sự chồng chéo về thẩm quyền xử phạt, thanh tra, kiểm tra giữa các cơ quan. Theo nội dung này lực lượng công an các cấp, cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường không có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm về thủ tục hành chính và hoạt động quản lý Nhà nước thuộc trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường…(Điểm n, Khoản 1 điều 54); khi phát hiện vi phạm không thuộc thẩm quyền phải thông báo và phối hợp với cơ quan có thẩm quyền để kiểm tra, thanh tra và xử lý theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại Nghị định 179/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường Khoản 6, Điều 51. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Công an nhân dân nghị định
Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm quy định tại các Điểm a, c, đ, i, k, l, m và n Khoản 3 Điều 4 Nghị định 179/2013/NĐ-CP.
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.