Thủ tục nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ sau khi xuất xưởng đã được lắp ráp và vận hành hoạt động được thực hiện thế nào?
Thủ tục nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ sau khi xuất xưởng đã được lắp ráp và vận hành hoạt động được thực hiện thế nào?
Theo quy định tại khoản 6 Điều 3 Thông tư 23/2015/TT-BKHCN thì:
Máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng (sau đây viết tắt là thiết bị đã qua sử dụng) là máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ sau khi xuất xưởng đã được lắp ráp và vận hành hoạt động”
Thủ tục nhập khẩu thiết bị đã qua sử dụng được quy định tại Điều 7 và Điều 8 Thông tư 23/2015/TT-BKHCN, cụ thể:
1. Nộp hồ sơ
Theo quy định tại Điều 7 Thông tư 23/2015/TT-BKHCN, ngoài hồ sơ nhập khẩu theo quy định của Luật Hải quan, doanh nghiệp nhập khẩu nhập khẩu thiết bị đã qua sử dụng phải bổ sung 01 bộ tài liệu bao gồm:
* Đối với thiết bị đã qua sử dụng thuộc các dự án đầu tư quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 23/2015/TT-BKHCN:
– 01 bản sao chứng thực Quyết định chủ trương đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư kèm theo 01 bản chính Danh mục thiết bị đã qua sử dụng dự kiến nhập khẩu trong hồ sơ dự án.
* Đối với các trường hợp khác nhập khẩu thiết bị đã qua sử dụng (kể cả trường hợp dự án đầu tư được chấp thuận theo Quyết định chủ trương đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư mà không có Danh mục thiết bị đã qua sử dụng dự kiến nhập khẩu): Tài liệu kỹ thuật thể hiện năm sản xuất và tiêu chuẩn sản xuất của thiết bị đã qua sử dụng nhập khẩu, gồm một trong các tài liệu sau:
– 01 bản chính Giấy xác nhận của nhà sản xuất về năm sản xuất và tiêu chuẩn sản xuất của thiết bị đã qua sử dụng phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 23/2015/TT-BKHCN;
– 01 bản chính Chứng thư giám định của một tổ chức giám định quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư này về năm sản xuất và tiêu chuẩn sản xuất của thiết bị đã qua sử dụng phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 23/2015/TT-BKHCN.
Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ với đầy đủ các tài liệu như trên rồi nộp hồ sơ cho cơ quan hải quan.
2. Xem xét hồ sơ
Cơ quan hải quan căn cứ tài liệu doanh nghiệp nộp, xác định thiết bị đã qua sử dụng đáp ứng điều kiện nhập khẩu theo quy định tại Điều 6 Thông tư 23/2015/TT-BKHCN, thực hiện thủ tục thông quan theo quy định.
3. Đưa hàng về bảo quản
– Trường hợp nhập khẩu thiết bị đã qua sử dụng mà tại thời điểm nhập khẩu chưa có đủ hồ sơ quy định tại Điều 7 Thông tư 23/2015/TT-BKHCN, doanh nghiệp được đưa hàng hóa về bảo quản sau khi nộp Cơ quan hải quan các tài liệu sau:
+ 01 bản chính Giấy đăng ký giám định có xác nhận đã đăng ký của tổ chức giám định theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 23/2015/TT-BKHCN;
+ 01 bản chính Văn bản đề nghị đưa hàng hóa về bảo quản theo mẫu số 09/BQHH/GSQL Phụ lục V Thông tư
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
– Trong thời gian không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày đưa hàng hóa về bảo quản, doanh nghiệp phải nộp Cơ quan hải quan chứng thư giám định và các tài liệu đã cam kết. Cơ quan Hải quan chỉ làm thủ tục thông quan khi thiết bị đã qua sử dụng đáp ứng yêu cầu tại Điều 6, Điều 7 Thông tư 23/2015/TT-BKHCN.
Trường hợp sau khi giám định có kết quả không đáp ứng yêu cầu theo quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 6 Thông tư 23/2015/TT-BKHCN, Cơ quan có thẩm quyền xem xét xử lý theo các hình thức quy định tại Điều 14 Thông tư 23/2015/TT-BKHCN.
Thiết bị đã qua sử dụng đưa về bảo quản chỉ được đưa ra sử dụng, lắp đặt sau khi hoàn tất thủ tục thông quan.
– Các thiết bị đã qua sử dụng thuộc dự án đầu tư quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 23/2015/TT-BKHCN này chỉ được sử dụng cho chính dự án đã được phê duyệt hoặc đã được đăng ký, không được chuyển nhượng cho dự án khác hoặc doanh nghiệp khác, trừ trường hợp doanh nghiệp phá sản, giải thể hoặc chấm dứt hoạt động.