Ngày nay, việc kết hôn do 2 bên nam nữ tự nguyện đăng ký khi đủ điều kiện theo quy định pháp luật. Song ở một số nơi vẫn xảy ra các tình trạng như thách cưới, tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, ... Cùng bài viết tìm hiểu kết hôn trái pháp luật và cách thức xử lý kết hôn trái pháp luật.
Mục lục bài viết
1. Các trường hợp vi phạm sự tự nguyện trong kết hôn:
– Ép buộc kết hôn, cưỡng ép kết hôn:
+ Cưỡng ép kết hôn:
Khoản 4 Điều 3
Điều luật nhắm chủ yếu vào việc đấu tranh chống tệ nạn cưới ép, gả ép trong các gia đình Việt Nam còn chịu ảnh hưởng của các hủ tục phong kiến trong hôn nhân, cũng như của chế độ hôn nhân xếp đặt. Trong thực tiễn xét xử, cưỡng ép kết hôn được hiểu là hành vi của một người thứ ba chứ không phải của một trong hai bên kết hôn. Theo Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP, người thứ ba có thể cưỡng ép một trong hai bên hoặc cả hai bên tiến hành kết hôn trái với nguyện vọng của họ.
Ví dụ: bố mẹ của người nữ do nợ của người nam một khoản tiền nên cưỡng ép người nữ phải kết hôn với người nam để trừ nợ; bố mẹ của hai bên có hứa hẹn với nhau nên cưỡng ép con của họ phải kết hôn với nhau;…)
Trong trường hợp một bên chấp nhận kết hôn do chịu sức ép của bên kia (Ví dụ: một người đàn bà có được những bằng chứng về hành vi trái pháp luật hoặc về cuộc sống sa đoạ của người đàn ông và doạ rằng nếu người đàn ông không cưới mình, thì sẽ cho công bố các bằng chứng đó ).
+ Ép buộc kết hôn:
Trong Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP có ví dụ về ép buộc kết hôn bằng cách đe doạ dùng vũ lực, dùng vật chất. Ta có một vụ ép buộc kết hôn, chứ không phải một vụ cưỡng ép kết hôn.
Nói chung, thực tiễn có xu hướng thừa nhận rằng chỉ coi là có tình trạng cưỡng ép kết hôn, nếu sự cưỡng ép được thực hiện với động cơ phi đạo đức (ví dụ, cưỡng ép cưới, gả để thu tiền hoặc một lợi ích vật chất nào đó cho cá nhân người cưỡng ép); và cũng chính sự cưỡng ép đó tạo thành mặt khách quan của Tội cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tiến bộ, tự nguyện được ghi nhận tại Điều 146
Khi xây dựng các biện pháp chế tài về hình sự tại Điều 146
– Lừa dối kết hôn
Luật hiện hành chỉ có định nghĩa chung về sự lừa dối, được ghi nhận tại Khoản 1 Điều 132
Có thể hiểu rằng, lừa dối trong hôn nhân là việc một bên cố ý làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch để bên kia chấp nhận xác lập giao dịch kết hôn.
Định nghĩa này rất chung chung và khó áp dụng. A muốn kết hôn với B; C cố ý làm cho A nhầm tưởng rằng mình là B; cuối cùng, A kết hôn với C mà cứ ngỡ rằng đã kết hôn với B. Trong giả thiết vừa nêu, A có thể yêu cầu huỷ hôn nhân do có sự lừa dối. Cũng có thể xin thể huỷ hôn nhân do có sự lừa dối, nếu người đàn ông đề nghị cưới người đàn bà để làm vợ, cuối cùng lại cư xử với người đàn bà như một người giúp việc nhà.
Thế nhưng, nếu A muốn kết hôn với B vì tin rằng B giàu có và B cũng cố ý làm ra vẻ giàu có (dù thực ra rất nghèo) để A chấp nhận kết hôn với mình, thì khó có thể nói rằng A có quyền yêu cầu huỷ hôn nhân do có sự lừa dối. Càng không thể xin hủy hôn nhân do có sự lừa dối, nếu A tin rằng B là một chàng trai tơ và B cũng cố tình làm ra vẻ như vậy, dù trên thực tế, B đã có một (thậm chí nhiều) đời vợ.
Toà án nhân dân tối cao cũng không xây dựng khái niệm lừa dối trong hôn nhân mà chỉ cho một số ví dụ gọi là lừa dối như tại Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP, một bên nói với bên kia rằng nếu kết hôn sẽ xin việc làm phù hợp, sẽ bảo lãnh ra nước ngoài; một bên không có khả năng sinh lý nhưng cố tình giấu; biết mình bị nhiễm HIV nhưng cố tình giấu;…
– Cản trở kết hôn:
Theo quy định tại Khoản 10 Điều 3
Hành vi cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ được thực hiện bằng nhiều thủ đoạn khác nhau như hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc thủ đoạn khác.
+ Hành hạ, ngược đãi là đối xử tàn ác, tồi tệ đối với người khác gây đau khổ về thể xác hoặc tinh thần kéo dài, như: thường xuyên đánh đập (có thể không gây thương tích), giam hãm, bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, nhiếc móc, làm nhục v.v… nhằm mục đích cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ.
+ Uy hiếp tinh thần là đe dọa sẽ gây thiệt hại đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, tài sản hoặc lợi ích thiết thân của người bị đe doạ làm cho người đó có căn cứ để lo sợ thực sự mà phải chịu khuất phục như đe doạ sẽ đốt nhà, giết người thân, tiết lộ bí mật đời tư của người bị đe doạ, bố mẹ hoặc người thân trong gia đình đe doạ sẽ tự tử nếu hai bên nam nữ lấy nhau, con đe doạ là sẽ bỏ nhà hoặc tự tử nếu bố, mẹ lấy vợ, lấy chồng mới v.v…
+ Yêu sách của cải là đòi hỏi của cải một cách quá đáng, không nhân nhượng và coi đó là một trong những điều kiện để được kết hôn nhằm cản trở hôn nhân tự nguyện giữa đôi bên nam nữ.
+ Thủ đoạn khác có thể là buộc một bên hoặc cả hai bên đi xa nhằm chia rẽ họ; bắt cóc người không muốn lấy mình làm vợ hoặc làm chồng để buộc họ phải kết hôn trái ý muốn; một bên gia đình tiến hành dựng vợ, gả chồng cho người thân của mình với người khác trái với ý muốn của người đó nhằm chia rẽ người thân đó với người mà họ muốn tự nguyện kết hôn; v.v…
– Kết hôn giả tạo:
Theo quy định tại Khoản 11 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014: Kết hôn giả tạo là việc lợi dụng kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình.
Thực tế, đại bộ phận các trường hợp kết hôn giả là vì mục đích đi xuất khẩu lao động. Thường những cô gái có nhu cầu xuất khẩu lao động thông qua dịch vụ môi giới đăng ký kết hôn với đàn ông quốc tịch nước đó sẽ nhanh chóng được nhập cư mà không phải mất thời gian chờ đợi.
Trong nhiều trường hợp, việc kết hôn giả bất thành tạo trở ngại pháp lí lớn sau này cho đối tượng kết hôn giả và con cái họ.
Ví dụ: chị A đã làm thủ tục kết hôn với một người đàn ông Hàn Quốc nhưng việc xuất cảnh bất thành. Chị X chấp nhận việc không sang Hàn Quốc và sau đó cưới một người cùng làng, chấp nhận không được làm thủ tục đăng kí kết hôn với người chồng thực sự vì đang có hôn nhân hợp pháp với người Hàn Quốc.
Thế nhưng khi đứa con sinh ra không được cấp giấy khai sinh do chị X cần có đơn li hôn với người chồng Hàn Quốc hoặc làm đơn cam đoan con mình sinh ra ngoài giá thú và chỉ được mang họ mẹ! Việc kết hôn giả của người mẹ vô hình trung đã xâm phạm tới quyền của đứa trẻ: Mọi trẻ em sinh ra đều có quyền bình đẳng, một trong những quyền đó là được khai sinh.
Bỏ ra một số tiền lớn cho dịch vụ kết hôn giả vì mục đích xuất khẩu lao động hoặc nhập tịch nhưng rất nhiều trường hợp tiền mất tật mang. Qua thẩm tra thông tin của cơ quan chức năng, nhiều trường hợp kết hôn giả bị lật tẩy không thể đi lao động nước ngoài và mất toi một khoản tiền lớn thường là vay mượn.
Với những người trót lọt ra nước ngoài cũng phải sống trong cảnh nơm nớp lo bị an ninh sở tại phát hiện kết hôn giả và trục xuất.
Như vậy, đối với kết hôn giả tạo, mục đích kết hôn không được đảm bảo, việc kết hôn và các thủ tục pháp lý chỉ là hình thức trên mặt giấy tờ, thực tế hai người không hề chung sống với nhau hoặc nhanh chóng ly hôn sau khi đã đạt mục đích.
Theo quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình, quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập, thực hiện theo quy định, được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
Theo đó, Luật này quy định về các hành vi bị cấm:
– Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
– Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
– Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
– Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
– Yêu sách của cải trong kết hôn;
– Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;
– Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;
– Bạo lực gia đình;
– Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.
Người nào nếu có hành vi vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định Pháp luật, có thể bị truy cứu trách nhiệm hành chính hay trách nhiệm hình sự tùy vào mức độ, tính chất, hậu quả của hành vi vi phạm.
2. Kết hôn trái pháp luật là gì?
– Theo Khoản 6 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014: Kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định Luật này (vi phạm về độ tuổi, vi phạm về sự tự nguyện, bị mất năng lực hành vi dân sự hay thuộc các trường hợp bị cấm..)
Khi kết hôn, các bên nam nữ phải tuân thủ các điều kiện được pháp luật quy định, không vi phạm các trường hợp cấm thì hôn nhân mới được coi là hợp pháp, giữa các bên mới phát sinh và tồn tại quan hệ vợ chồng đúng nghĩa. Nếu các bên nam, nữ quyết định kết hôn mà không tuân thủ các quy định của pháp luật thì hôn nhân sẽ không được cơ quan có thẩm quyền công nhận.
3. Đường lối xử lý với các trường hợp kết hôn trái pháp luật:
Theo quy định tại Điều 8 về Điều kiện kết hôn:
1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.
+ Trường hợp vi phạm về độ tuổi:
Pháp luật hôn nhân và gia đình có quy định về độ tuổi kết hôn giữa nam và nữ, nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.
Các trường hợp vi phạm về độ tuổi kết hôn giữa 1 trong 2 bên nam, nữ được gọi là Tảo hôn.
Tùy vào mức độ, tính chất và hậu quả hành vi mà phải chịu trách nhiệm hành chính hay bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Việc xử lý hành chính đối với hành vi nói trên thực hiện theo Khoản 1 Điều 47
Theo Nghị định này, việc tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500 ngàn đồng đến 1 triệu đồng.
Trường hợp đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 148 Bộ luật hình sự 2015 về Tội tảo hôn.
Trường hợp người vợ chưa đủ 16 tuổi, người chồng còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với Tội giao cấu với trẻ em theo quy định tại Điều 115 Bộ luật hình sự 2015.
Ngày nay, khi xã hội phát triển, cách nhìn nhận của con người về hôn nhân và gia đình đã đúng đắn hơn , hiện tượng vi phạm điều kiện kết hôn về độ tuổi phần lớn chỉ còn tồn tại ở một số dân tộc miền núi, thiểu số. Đường lối xử lý cũng hết sức mềm dẻo, căn cứ vào tình trạng thực tế của cuộc hôn nhân mà có trường hợp xử hủy kết hôn trái pháp luật, có trường hợp không hủy kết hôn.
+ Trường hợp vi phạm về sự tự nguyện kết hôn, vi phạm về các quy định cấm:
Hành vi vi phạm này có thể bị truy cứu trách nhiệm hành chính Theo quy định tại Khoản 35 Điều 1 Nghị định 167/2015/NĐ-CP:
Hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;
đ) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa cha mẹ nuôi với con nuôi;
e) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Lợi dụng việc ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân;
b) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người có cùng dòng máu về trực hệ
Ngoài ra, hành vi này có thể cấu thành tội phạm, bị truy cứu trách nhiệm hình sự với Tội cưỡng ép hoặc cản trở hôn nhân tiến bộ, tự nguyện hoặc Tội vi phạm chế độ một vợ một chồng theo quy định tại Điều 146 và Điều 147 Bộ luật hình sự 2015
+ Trường hợp kết hôn với người bị mất năng lực hành vi dân sự:
Người kết hôn với người bị mất năng lực hành vi dân sự có quyền yêu cầu Tòa án làm thủ tục ly hôn. Cấm người mất năng lực hành vi dân sự kết hôn là một quy định hết sức cần thiết, phù hợp với quy luật tự nhiên của quan hệ hôn nhân, đảm bảo hạnh phúc thực sự của gia đình.
Khi có các dấu hiệu của hành vi Kết hôn trái pháp luật thì việc kết hôn trái pháp luật bị hủy, hai bên kết hôn phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng. Quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con được giải quyết theo quy định về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con khi ly hôn và quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 16 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 này.