Trong quá trình lao động, việc đưa các trang thiết bị máy móc vào trong sản xuất để tạo ra được lợi nhuận nhiều hơn, nhưng bên cạnh đó thì cũng có các rủi ro về máy móc trang thiết bị làm việc mà người lao động phải có trách nhiệm với nó khi được giao. Vậy trách nhiệm vật chất là gì? Phân biệt với kỷ luật lao động?
Mục lục bài viết
1. Trách nhiệm vật chất là gì?
Dựa trên cơ sở của khoa học pháp lí có quy định về trách nhiệm vật chất còn có thể hiểu theo nghĩa rộng hơn, là loại trách nhiệm phải thực hiện bằng tài sản của người vi phạm. Theo nghĩa này, trách nhiệm dân sự và một phần nội dung của trách nhiệm hình sự, trách nhiệm hành chính cũng được hiểu là trách nhiệm vật chất. Như vậy, trách nhiệm vật chất được hiếu là trách nhiệm phải bồi thường những thiệt hại về tài sản do hành vi vi phạm kỷ luật lao động hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm trong khi thực hiện nghĩa vụ lao động đã gây ra. Chỉ áp dụng trách nhiệm vật chất đối với người lao động. Do đó có thể khẳng định một điều rằng trách nhiệm vật chất theo như quy định của pháp luật hiện hành là việc buộc người lao động phải bồi thường những thiệt hại về tài sản do hành vi vi phạm kỉ luật không chỉ nhằm đảm bảo quyền sở hữu của người sử dụng lao động mà còn góp phần vào việc đảm bảo và tăng cường kỉ luật trong các đơn vị sử dụng lao động. Đồng thời, nó còn nâng cao ý thức của người lao động trong việc chấp hành kỉ luật, buộc người lao động phải tuân thủ các quy định về kỉ luật lao động mà chủ sử dụng lao động đã đề ra.
Tuy nhiên, trên thực tế không phải pháp luật lao động của nước nào cũng quy định về bồi thường thiệt hại theo trách nhiệm vật chất trong luật lao động. Rất nhiều nước, đặc biệt là những nước có nền kinh tế thị trường phát triển không quy định về loại trách nhiệm này trong luật lao động. Mà nguyên nhân dẫn đến trách nhiệm vật chất là do người lao động mắc những lỗi về làm mất dụng cụ, thiết bị, làm mất các tài sản khác do doanh nghiệp giao; hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép.Hoặc làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại cho tài sản của doanh nghiệp.
Nguyên tắc áp dụng phải căn cứ vào lỗi, mức độ thiệt hại thực tế và hoàn cảnh thực tế gia đình, nhân thân và tài sản của người lao động. Việc quy định bồi thường được trừ dần vào lương hàng tháng của người lao động.
Hành vi vi phạm kỷ luật lao động là hành vi không hoàn thành nghĩa vụ được giao hoặc thực hiện sai các nghĩa vụ đó và như vậy là vi phạm các quy định của pháp luật và
2. Xác định thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động như thế nào?
Thiệt hại là sự giảm bớt số lượng hoặc giá trị của tài sản của người sử dụng lao động. Xác định căn cứ này là việc tìm ra tài sản bị thiệt hại là tài sản gì, tài sản đó bị hư hỏng hay bị mất, số lượng và giá trị của sự thiệt hại là bao nhiêu. Trên cơ sở đó thì được quy định tại Điều 139
– Người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại cho tài sản của doanh nghiệp thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật hoặc nội quy lao động của người sử dụng lao động. Trường hợp người lao động gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vủng do Chính phủ công bố được áp dụng tại nơi người lao động làm việc thì phải bồi thường nhiều nhất 3 tháng lương và bị khấu trừ hàng tháng vào lương, mỗi tháng không quá 30% lương hàng tháng (Khoản 3 Điều 102 Bộ luật lao động năm 2019).
– Người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường; trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm; trường hợp do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, dịch bệnh, thảm họa, sự kiện xảy ra khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì không phải bồi thường.
Như vậy, có thể thấy rằng, trong trách nhiệm vật chất, lỗi là thái độ tâm lý của người có hành vi vi phạm kỷ luật lao động gây thiệt hại đến tài sản của người sử dụng lao động.Nếu có lỗi, người gây thiệt hại mới phải bồi thường; không có lỗi mặc dù có đầy đủ 3 căn cứ trên thì cũng vẫn không đủ điều kiện để áp dụng chế độ trách nhiệm vật chất.
3. Phân biệt trách nhiệm vật chất và kỷ luật lao động:
– Khái niệm
-Trách nhiệm kỷ luật lao động là một loại trách nhiệm pháp lý do người sử dụng lao động áp dụng đối với những người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động bằng cách bắt họ chịu một trong các hình thức kỷ luật.
-Trách nhiệm vật chất là trách nhiệm phải bồi thường những thiệt hại về tài sản do hành vi vi phạm kỷ luật lao động hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm trong khi thực hiện nghĩa vụ lao động đã gây ra.
– Chủ thể áp dụng
-Trách nhiệm kỷ luật lao động thì chủ thể áp dụng sẽ là người sử dụng lao động
-Trách nhiệm vật chất thì chủ thể áp dụng là người lao động
– Căn cứ áp dụng
-Trách nhiệm kỷ luật lao động sẽ áp dụng khi có các căn cứ: Có hành vi vi phạm kỷ luật lao động, Có lỗi.
-Trách nhiệm vật chất sẽ áp dụng khi có các căn cứ sau xuất hiện: Có hành vi vi phạm kỷ luật lao động, Có lỗi, Có thiệt hại về tài sản cho người sử dụng lao động, Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại về tài sản.
– Nguyên nhân áp dụng
-Trách nhiệm kỷ luật lao động sẽ áp dụng khi : Người lao động có hành vi vi phạm nội quy lao động do người sử dụng lao động đặt ra đến mức phải áp dụng kỷ luật lao động.
-Trách nhiệm vật chất sẽ áp dụng khi người lao động :
+Làm mất dụng cụ, thiết bị, làm mất các tài sản khác do doanh nghiệp giao; hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép.
+Làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại cho tài sản của doanh nghiệp.
– Nguyên tắc áp dụng
-Nguyên tắc áp dụng của trách nhiệm kỷ luật lao động là:
+Mỗi hành vi vi phạm chỉ bị xử lý 01 hình thức kỷ luật.
+Không xử lý đối với người lao động mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hay khả năng điều khiển hành vi.
+Không xử lý kỷ luật đối với người lao động đang trong thời gian nghỉ ốm đau, điều dưỡng, nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động; đang bị tạm giữ, tạm giam; đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền xác minh và kết luận vi phạm tội tham ô, trộm cắp, đánh bạc, sử dụng ma túy nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, công nghệ, sở hữu trí tuệ, gây thiệt hại hay đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động; nghỉ thai sản, lao động nữ có thai, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
+Cấm xâm phạm thân thể, nhân phẩm người lao động khi xử lý kỷ luật.
+Cấm dùng hình thức phạt tiền, cúp lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.
+Cấm xử lý kỷ luật lao động vì lý do tham gia đình công theo quy định của pháp luật.
-Nguyên tắc áp dụng của trách nhiệm vật chất là:
+Phải căn cứ vào lỗi, mức độ thiệt hại thực tế và hoàn cảnh thực tế gia đình, nhân thân và tài sản của người lao động.
+Việc quy định bồi thường được trừ dần vào lương hàng tháng của người lao động.
– Hình thức
-Hình thức của trách nhiệm kỷ luật lao động là : khiển trách, kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng; cách chức và sa thải.
-Hình thức của trách nhiệm vật chất là bồi thường thiệt hại vật chất bằng tiền mặt.
Như vậy, từ những phân tích vụ thể nêu ở trên về cách phân biệt giữa trách nhiệm kỷ luật và trách nhiệm vật chất thì có thể thấy một điều rằng cả hai đều quy định về trách nhiệm của người lao động trong quá trình làm việc của mình đối với công việc. Nhưng sự khác biệt ở đây là trách nhiệm kỷ luật lao động xảy ra khi người lao động có hành vi vi phạm nội quy lao động do người sử dụng lao động đặt ra đến mức phải áp dụng kỷ luật lao động tằng dần tuy theo mức độ vị phạm mà cụ thể là: khiển trách, kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng; cách chức và sa thải. Bên cạnh đó thì trách nhiệm vật chất xảy ra khi người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị, làm mất các tài sản khác do doanh nghiệp giao; hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép hoặc làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại cho tài sản của doanh nghiệp thì sẽ phải chịu trách nhiệm bời thường về vật chất mà cụ thể theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019 đó là bồi thường bằng tiền mặt có giá trị tương dương với việc mà người lao động gây thiệt hai.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Bộ luật Lao động năm 2019.