Giao nộp chứng cứ là một hoạt động được thực hiện bởi đương sự hay theo yêu cầu của Tòa án hoặc Viện kiểm sát, theo đó việc giao nộp chứng cứ có ý nghĩa đối với việc tìm ra các tình tiết chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các đương sự. Giao nộp chứng cứ là gì? Giao nộp chứng cứ trong tố tụng dân sự?
Mục lục bài viết
1. Giao nộp chứng cứ là gì?
Giao nộp chứng cứ là hoạt động tố tụng của các chủ thể tố tụng trong việc đưa lại cho
Ví dụ cụ thể về giao nộp chứng cứ như liên quan trực tiếp như kiện đòi nợ, giấy vay nợ hay có thể là liên quan trực tiếp phủ nhận vay, giấy công tác, phòng nghỉ khi đi công tác. Nếu xét về tính hợp pháp thì chứng cứ phải được rút ra từ quá trình chứng minh, chứng cứ chỉ được coi là hợp pháp khi chỉ rút ra từ một nguồn nhất định do pháp luật quy định. Những gì đương sự cung cấp chỉ được coi là căn cứ, bằng chứng thôi. Nếu muốn được coi là chứng cứ; thì phải qua một quá trình chứng minh, điều tra và phải được thẩm phán hoặc hội thẩm ra quyết định( người tiến hành tố tụng ra quyết định) và giao nộp cho cơ quan có thẩm quyền những chứng cứ đó.
2. Giao nộp chứng cứ trong tố tụng dân sự:
Tuy pháp luật không quy định nhưng để đảm bảo thời hạn giải quyết vụ việc dan sự, tòa án vẫn có quyền ấn định cho đương sự một thời hạn nhất định để họ giao nộp các chứng cứ. Đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý lưu giữ chứng cứ có nghĩa vụ giao nộp cho tòa án khi nhận được yêu cầu của tòa án. Thời hạn giao nộp tài liệu, chứng cứ do Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc ấn định nhưng không được vượt quá thời hạn chuẩn bị xét xử theo thủ tục sơ thẩm, thời hạn chuẩn bị giải quyết việc dân sự
Về nguyên tắc, các đương sự, cá nhân, cơ quan tổ chức đang quản lý lưu giữ chứng cứ phải thực hiện được đầy đủ và đúng nghĩa vụ giao nộp chứng cứ của mình. Trong trường hợp họ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng thì phải chịu trách nhiệm của việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đó của họ Điều 96
” 1. Trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền và nghĩa vụ giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án. Trường hợp tài liệu, chứng cứ đã được giao nộp chưa bảo đảm đủ cơ sở để giải quyết vụ việc thì Thẩm phán yêu cầu đương sự giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ. Nếu đương sự không giao nộp hoặc giao nộp không đầy đủ tài liệu, chứng cứ do Tòa án yêu cầu mà không có lý do chính đáng thì Tòa án căn cứ vào tài liệu, chứng cứ mà đương sự đã giao nộp và Tòa án đã thu thập theo quy định tại Điều 97 của Bộ luật này để giải quyết vụ việc dân sự.
2. Việc đương sự giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án phải được lập biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ tên gọi, hình thức, nội dung, đặc điểm của tài liệu, chứng cứ; số bản, số trang của chứng cứ và thời gian nhận; chữ ký hoặc điểm chỉ của người giao nộp, chữ ký của người nhận và dấu của Tòa án. Biên bản phải lập thành hai bản, một bản lưu vào hồ sơ vụ việc dân sự và một bản giao cho đương sự nộp chứng cứ.
3. Đương sự giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ bằng tiếng dân tộc thiểu số, tiếng nước ngoài phải kèm theo bản dịch sang tiếng Việt, được công chứng, chứng thực hợp pháp.
4. Thời hạn giao nộp tài liệu, chứng cứ do Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc ấn định nhưng không được vượt quá thời hạn chuẩn bị xét xử theo thủ tục sơ thẩm, thời hạn chuẩn bị giải quyết việc dân sự theo quy định của Bộ luật này.
Trường hợp sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm, quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự, đương sự mới cung cấp, giao nộp tài liệu, chứng cứ mà Tòa án đã yêu cầu giao nộp nhưng đương sự không giao nộp được vì có lý do chính đáng thì đương sự phải chứng minh lý do của việc chậm giao nộp tài liệu, chứng cứ đó. Đối với tài liệu, chứng cứ mà trước đó Tòa án không yêu cầu đương sự giao nộp hoặc tài liệu, chứng cứ mà đương sự không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ việc theo thủ tục sơ thẩm thì đương sự có quyền giao nộp, trình bày tại phiên tòa sơ thẩm, phiên họp giải quyết việc dân sự hoặc các giai đoạn tố tụng tiếp theo của việc giải quyết vụ việc dân sự.
5. Khi đương sự giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án thì họ phải sao gửi tài liệu, chứng cứ đó cho đương sự khác hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự khác; đối với tài liệu, chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều 109 của Bộ luật này hoặc tài liệu, chứng cứ không thể sao gửi được thì phải
Để xác định trách nhiệm của các bên trong việc giao nhận, bảo quản, sử dụng chứng cứ, thủ tục giao nộp chứng cứ được pháp luật quy định cụ thể. Theo đó khi giao nộp chứng cứ tòa án phải lập biên bản về việc giao nhận chứng cứ. Trong biên bản phải ghi rõ tên gọi, hình thức, nội dung đặc điểm của chứng cứ; số bản số trang của chứng cứ và thời gian nhận, chữ ký hoặc điểm chỉ của người giao nộp, chữ ký của người nhận và dấu của tòa án. Biên bản phải lập thành 02 bản, một bản lưu vào hồ sơ vụ việc dân sự, và một bản giao cho đương sự nộp chứng cứ giữ. Trong trường hợp đương sự giao nộp cho tòa án các văn bản chứa đựng chứng cứ bằng tiếng dân tộc thiểu số, tiếng nước ngoài thì đương sự phải giao nộp kèm theo bản dịch sang tiếng việt đã được công chứng, chứng thực hợp pháp tại Điều 96
Theo quy định tại khoản 4 điều 96 bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định như trên nếu xét dựa trên nguyên tắc, tất cả các chứng cứ mà đương sự cung cấp khi đã quá thời hạn cung cấp do thẩm phán ấn định mà không có lý do chính đáng đều không được chấp nhận. Tuy nhiên, thực tiễn giải quyết các vụ án dân sự, vì nhiều lý do khác nhau, các đương sự không giao nộp tài liệu, chứng cứ đúng hạn; có không ít trường hợp do nhận thức pháp luật hạn chế, không biết nên giao nộp, cần giao nộp ở thời điểm nào, sợ “lộ bài” cho đối phương biết nên không cung cấp cho Tòa án, đợi đến phiên tòa mới giao nộp. Vấn đề đặt ra là, dù giao nộp trễ hạn, dù không có lý do chính đáng, nhưng nếu các chứng cứ giao nộp trễ hạn đó có ý nghĩa quan trọng trong việc làm sáng tỏ sự thật khách quan, làm thay đổi nội dung, bản chất của vụ án, mà nếu chấp nhận hay không chấp nhận sẽ làm đảo ngược pháp quyết của Tòa án.
Theo quy định đưa ra như trên có thể thấy trong tố tụng dân sự (ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt), đương sự yêu cầu toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình phải đưa ra chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Ngược lại, đương sự phản đối yêu cầu của người khác đối với mình phải chứng minh sự phản đối đó là có căn cứ và phải đưa ra chứng cứ để chứng minh. Như vậy, để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho mình, nguyên tắc chung là đương sự có quyền và nghĩa vụ giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án. Tuy nhiên, trường hợp tài liệu, chứng cứ đã được giao nộp chưa bảo đảm đủ cơ sở để giải quyết vụ việc thì Thẩm phán yêu cầu đương sự giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ.
3. Ý nghĩa của chứng cứ trong tố tụng dân sự:
Qua bài viết chúng tôi đã phân tích một số nội dung như trên có thể thấy chứng cứ có ý nghĩa quan trọng đối với việc giải quyết vụ việc dân sự, theo đó việc nghiên cứu, xác định các sự kiện, tình tiết của vụ việc được tiến hành trên cơ sở của các chứng cứ và chỉ bằng cách dựa vào các chứng cứ mới làm sáng tỏ được những vấn đề cần chứng minh trong vụ án dân sự. Ngoài ra thông qua việc phát hiện chứng cứ, xem xét và ghi nhận chứng cứ về mặt tố tụng, kiểm tra tính xác thực của chứng cứ, đánh giá chứng cứ, cơ quan tiến hành tố tụng có thể nghiên cứu đầy đủ và toàn diện các tình tiết của vụ án, xác định sự phù hợp của chúng với hiện thực từ đó tìm ra chân lý khách quan.
Bên cạnh đó, trong những vụ việc cụ thể thì trong quá trình chứng minh thực chất và nói chung là quá trình giải quyết chứng cứ, mọi giai đoạn của tố tụng dân sự đều được mở ra và kết thúc từ vấn đề chứng cứ, xuất phát từ chứng cứ, theo đó có thể thấy chứng cứ bảo đảm cho Tòa án giải quyết nhanh chóng và đúng đắn vụ việc dân sự theo quy định của pháp luật. Đồng thời, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự cũng như các hoặt động chứng minh khác.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
Bộ luật tố tụng dân sự 2015