Làm rõ hồ sơ dự thầu có bắt buộc thể hiện bằng văn bản không? Xử lý như thế nào khi phát hiện nhà thầu không bổ sung báo cáo tài chính 2013.
Làm rõ hồ sơ dự thầu có bắt buộc thể hiện bằng văn bản không? Xử lý như thế nào khi phát hiện nhà thầu không bổ sung
Tóm tắt câu hỏi:
Bên tôi đang có một vấn đề cần được tư vấn như sau. Bên tôi là chủ đầu tư, đã thiết lập hồ sơ mời thầu, trong đó bên tôi có yêu cầu về năm tài chính năm 2011, năm 2012, năm 2013 và năm 2014. Đến thời điểm mở thầu thì phát hiện có một nhà thầu không bổ sung báo cáo năm tài chính 2013. Vậy chúng tôi xử lý như thế nào? Mong Luật sư tư vấn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Hồ sơ mời thầu là toàn bộ tài liệu sử dụng cho hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, bao gồm các yêu cầu cho một dự án, gói thầu, làm căn cứ để nhà thầu, nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ dự thầu và để bên mời thầu tổ chức đánh giá hồ sơ dự thầu nhằm lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư. Nếu như sau khi mở thầu mà thiếu tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ của nhà thầu thì chủ đầu tư cho phép bổ sung.
Theo đó tại Nghị định 63/2014/NĐ – CP có quy định về việc làm rõ hồ sơ dự thầu như sau:
Thứ nhất: Sau khi mở thầu, nhà thầu có trách nhiệm làm rõ hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của bên mời thầu. Trường hợp hồ sơ dự thầu của nhà thầu thiếu tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm thì bên mời thầu yêu cầu nhà thầu làm rõ, bổ sung tài liệu để chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm. Đối với các nội dung đề xuất về kỹ thuật, tài chính nêu trong hồ sơ dự thầu của nhà thầu, việc làm rõ phải bảo đảm nguyên tắc không làm thay đổi nội dung cơ bản của hồ sơ dự thầu đã nộp, không thay đổi giá dự thầu.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Thứ hai: Trường hợp sau khi đóng thầu, nếu nhà thầu phát hiện hồ sơ dự thầu thiếu các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm thì nhà thầu được phép gửi tài liệu đến bên mời thầu để làm rõ về tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm của mình. Bên mời thầu có trách nhiệm tiếp nhận những tài liệu làm rõ của nhà thầu để xem xét, đánh giá; các tài liệu bổ sung, làm rõ về tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm được coi như một phần của hồ sơ dự thầu.
Thứ ba: Việc làm rõ hồ sơ dự thầu chỉ được thực hiện giữa bên mời thầu và nhà thầu có hồ sơ dự thầu cần phải làm rõ và phải bảo đảm nguyên tắc không làm thay đổi bản chất của nhà thầu tham dự thầu. Nội dung làm rõ hồ sơ dự thầu phải thể hiện bằng văn bản và được bên mời thầu bảo quản như một phần của hồ sơ dự thầu.
Như vậy, nếu như đảm bảo được những yêu cầu trên và không thay đổi hồ sơ dự nội dung làm rõ phải thể hiện bằng văn bản.
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.