Có được cộng dồn thời gian trong quân đội vào thời gian đóng bảo hiểm. Trường hợp nào được phép cộng dồn thời gian công tác trong quân đội?
Có được cộng dồn thời gian trong quân đội vào thời gian đóng bảo hiểm. Trường hợp nào được phép cộng dồn thời gian công tác trong quân đội?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi tên Nguyễn Tiến San, sinh năm 1963. Quê quán và trú quán: Xã Quang Khải, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. Đã nhiều năm công tác tại địa phương, nhưng chính thức tháng 8/2010 tôi được bầu chủ tịch Hội nông dân xã và được đóng BHXH bắt buộc từ đó cho đến nay (thời gian đóng bắt buộc là 5 năm 3 tháng), hiện nay tôi là cán bộ xã Quang Khải, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. Trước đó tôi là cán bộ bán chuyên trách ở xã, tham gia BHXH tự nguyện từ tháng 01/2008 đến tháng 7/2010 (thời gian đóng tự nguyện là 2 năm 7 tháng). Đến tháng 10/2015 thời gian tham gia BHXH là 7 năm 10 tháng _ tính tổng thời gian BHXH bắt buộc và thời gian BHXH tự nguyện.
Tôi có thời gian tham gia trong quân đội từ tháng 9/1983 đến 12/1986, tôi xuất ngũ về địa phương (thời gian trong quân đội là 3 năm 4 tháng). Là bộ đội bảo vệ tổ quốc ở biên giới được hưởng chế độ Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg và bản thân tôi chưa lĩnh tiền trợ cấp một lần.
Hỏi, theo Nghị định 153/2013/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ, (về cộng nối thời gian công tác trong quân đội…). Vậy tôi có được cộng thời gian công tác trong quân đội để tính thời gian tham gia Bảo hiểm xã hội hay không?
Đề nghị Luật sư “Văn phòng Luật Dương Gia” trả lời giúp độc giả. Xin trân trọng cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau
Trước hết xét tại Nghị định 68/2007/NĐ-CP, Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân đã ghi nhận tại khoản 7, Điều 34 như sau:
“7. Quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu đã chuyển sang ngạch công chức, viên chức quốc phòng, công an, cơ yếu hoặc chuyển ngành sang làm việc trong biên chế tại các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc chuyển ngành sang doanh nghiệp Nhà nước rồi mới nghỉ hưu thì cách tính lương hưu thực hiện như sau:
a) Được lấy mức bình quân tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tại thời điểm nghỉ hưu, cộng thêm khoản phụ cấp thâm niên nghề (nếu đã được hưởng) tính theo thời gian phục vụ tại ngũ của mức lương sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân và sĩ quan, hạ sĩ quan công an nhân dân hoặc phụ cấp thâm niên nghề tính theo thời gian làm việc trong tổ chức cơ yếu tại thời điểm liền kề trước khi chuyển ngành, được chuyển đổi theo chế độ tiền lương quy định tại thời điểm nghỉ hưu để làm cơ sở tính lương hưu;
b) Trường hợp quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu đã chuyển ngành rồi nghỉ hưu mà khi nghỉ hưu có mức lương hưu tính theo điểm a khoản này thấp hơn mức lương hưu tính theo mức lương bình quân của quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu tại thời điểm chuyển ngành thì được lấy mức bình quân tiền lương tháng tại thời điểm chuyển ngành và được chuyển đổi theo chế độ tiền lương quy định tại thời điểm nghỉ hưu để làm cơ sở để tính lương hưu."
Và tại Nghị định 153/2013/NĐ-CP, Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2007/NĐ-CP ngày 19/4/2007 đã quy định cụ thể về đối tượng được áp dụng. Cụ thể:
"7. Quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu đã chuyển sang ngạch công chức, viên chức quốc phòng, công an, cơ yếu hoặc chuyển ngành sang làm việc trong biên chế tại các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc chuyển ngành sang doanh nghiệp Nhà nước, thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định rồi mới nghỉ hưu thì cách tính lương hưu thực hiện như sau:
a) Trường hợp quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành sang các ngành nghề không được hưởng phụ cấp thâm niên nghề và trong tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính lương hưu không có phụ cấp thâm niên nghề thì được lấy mức bình quân tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tại thời điểm nghỉ hưu, cộng thêm khoản phụ cấp thâm niên nghề (nếu đã được hưởng) tính theo thời gian phục vụ tại ngũ của mức lương sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân và sĩ quan, hạ sĩ quan công an nhân dân hoặc phụ cấp thâm niên nghề tính theo thời gian làm việc trong tổ chức cơ yếu tại thời điểm liền kề trước khi chuyển ngành, được chuyển đổi theo chế độ tiền lương quy định tại thời điểm nghỉ hưu để làm cơ sở tính lương hưu;
b) Trường hợp quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành sang các ngành nghề được hưởng phụ cấp thâm niên nghề và trong tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính lương hưu đã có phụ cấp thâm niên nghề thì mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu thực hiện theo quy định tại Khoản 1, 2, 3 và Khoản 4 Điều này;
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
c) Trường hợp quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu đã chuyển ngành rồi nghỉ hưu mà khi nghỉ hưu có mức lương hưu tính theo Điểm a, Điểm b Khoản này thấp hơn mức lương hưu tính theo mức lương bình quân của quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu tại thời điểm chuyển ngành thì được lấy mức bình quân tiền lương tháng tại thời điểm chuyển ngành và được chuyển đổi theo chế độ tiền lương quy định tại thời điểm nghỉ hưu để làm cơ sở tính lương hưu."
Đây được coi là cách tính lương hưu dành cho bạn.
Riêng đối với trợ cấp một lần đối với quân nhân, theo khoản 2, Điều 5 của Quyết định 62/2011/QĐ-TTg của thủ tướng Chính phủ như vậy xác định cụ thể như sau:
“a) Đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 Quyết định này có dưới 15 năm công tác được tính hưởng theo quy định tại Điều 4 Quyết định này (bao gồm cả đối tượng đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc hiện đang công tác ở xã có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc đối tượng có dưới 20 năm công tác trong quân đội, công an, cơ yếu sau đó tham gia công tác ở xã đã nghỉ việc hiện đang hưởng chế độ hưu trí nhưng khi thôi công tác ở xã, thời gian phục vụ trong quân đội, công an, cơ yếu không được cộng nối với thời gian công tác ở xã để tính hưởng chế độ bảo hiểm xã hội) được hưởng chế độ trợ cấp một lần tính theo thời gian công tác.
Mức trợ cấp bằng 2.500.000 đồng, nếu có từ đủ 2 năm công tác thực tế trở xuống; từ năm thứ 3 trở đi cứ mỗi năm được cộng thêm 800.000 đồng.
b) Đối tượng quy định tại điểm b, c, d và đ khoản 1 Điều 2 Quyết định này được hưởng chế độ trợ cấp một lần tính theo thời gian thực tế trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế.
Mức trợ cấp bằng 2.500.000 đồng, nếu có từ đủ 2 năm trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế trở xuống; từ năm thứ 3 trở đi cứ mỗi năm được cộng thêm 800.000 đồng;
c) Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 Quyết định này đã từ trần trước ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành (bao gồm cả số từ trần khi đang tại ngũ hoặc đang công tác) thì một trong những thân nhân sau đây của đối tượng được hưởng chế độ trợ cấp một lần bằng 3.600.000 đồng: vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi; bố đẻ, mẹ đẻ hoặc người nuôi dưỡng hợp pháp”.
Tuy nhiên, như bạn nói bạn chưa được hưởng loại trợ cấp này. Cho nên bạn hoàn toàn có thể cộng dồn thời gian bạn trong quân ngũ vào thời gian đóng bảo hiểm xã hội để có thể được hưởng lương hưu với thời gian dài hơn. Theo đúng quy định của Nghị định 153/2013/NĐ-CP.
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.