Tổ Thẩm phán giải quyết vụ việc phá sản. Quy chế thành lập Tổ Thẩm phán giải quyết vụ việc phá sản quy định tại Thông tư 01/2015/TT-CA.
Tổ Thẩm phán giải quyết vụ việc phá sản. Quy chế thành lập Tổ Thẩm phán giải quyết vụ việc phá sản quy định tại Thông tư
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Hiện tôi đang công tác tại một Công ty kinh doanh bất động sản. Trong thời gian gần đây, khá nhiều các công ty kinh doanh bất động sản lâm vào tình trạng phá sản. Tôi được biết, mới đây một Thông tư do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành có một vài điều khoản ghi nhận về quy chế làm việc của tổ thẩm phán trong vụ việc phá sản. Luật sư có thể phân tích rõ điều này giúp tôi được không ạ? Xin cám ơn Luật sư!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Như chúng ta đã biết, thực trạng kinh tế toàn cầu đã và đang lâm vào tình trạng suy thoái được coi là nghiêm trọng nhất từ trước đến nay. Chính điều này đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến hầu hết các lĩnh vực kinh doanh trong nền kinh tế và các công ty kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản cũng không nằm trong ngoại lệ đó, nên cũng khó thoát khỏi tình trạng phá sản.
Quay trở lại với vấn đề của bạn, thì theo quy định mới nhất của pháp luật về quy chế làm việc của tổ thẩm phán trong vụ việc phá sản được ghi nhận trong Thông tư 01/2015/TT-CA ngày 8 tháng 10 năm 2015 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định về quy chế làm việc của các tổ thẩm phán trong quá trình giải quyết vụ việc phá sản. Theo đó, Tổ Thẩm phán giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được thành lập ở Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản do Chánh án hoặc Phó Chánh án được Chánh án ủy nhiệm của Tòa án nhân dân đang giải quyết vụ việc phá sản ban hành quyết định thành lập Tổ Thẩm phán gồm 03 Thẩm phán và giao cho một Thẩm phán làm Tổ trưởng. (Khoản 1,3, Điều 2, Thông tư 01/2015/TT-CA).
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã có trụ sở chính tại huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện và Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện quyết định thành lập Tổ Thẩm phán giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản (Điểm a, Khoản 2, Điều 2, Thông tư 01/2015/TT-CA).
Đối với các trường hợp vụ việc phá sản có tài sản ở nước ngoài hoặc người tham gia thủ tục phá sản ở nước ngoài; doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có chi nhánh, văn phòng đại diện ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau; và doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có bất động sản ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Tổ Thẩm phán giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản (Điểm b, Khoản 2, Điều 2, Thông tư 01/2015/TT-CA).
Trên đây là những quy chế mới nhất về việc tổ chức, thành lập Tổ Thẩm phán giải quyết vụ việc phá sản.
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.