Điều kiện đăng ký tàu biển Việt Nam? Trình tự thủ tục đăng ký tàu biển Việt Nam? Hồ sơ đăng ký tàu biển không thời hạn và hồ sơ đăng ký tàu biển có thời hạn?
Tàu biển cũng giống như các phương tiện giao thông vận tải đường bộ khác khi muốn hoạt động trên biển thì cần phải thực hiện hoạt động đang ký với cơ quan có thẩm quyền về việc tàu biển đó tham gia vào các hoạt động trên biển. Việc pháp luật hiện hành Việt Nam quy định về vấn đề đăng ký tàu biển ở Việt Nam nhằm mục đích quản lý và kiểm soát các hoạt động của tàu thuyền Việt Nam nói riêng và tàu thuyền của các quốc gia khác đi qua vùng biển Việt Nam và hoạt động trên vùng biển của Việt Nam. Đông thời việc đăng ký này còn nhằm mục đích kiểm soát số lượng tàu thuyền của nước ta và tình hình phát triển của tàu thuyền Việt Nam trong quá trình hoạt động khai thác ngoài biển như thế nào?
Tuy nhiên, pháp luật nước ta đã quy định rất cụ thể những nội dung liên quan đến vấn đề đăng tàu biển Việt Nam. Để có thể thực hiện việc đăng ký tàu biển Việt Nam thì các tàu này cần phải đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật hàng hải Việt Nam hiện hành. Vậy pháp luật này đã quy định về việc đang ký tàu biển Việt Nam có những điều kiện gì? trình tự thủ tục đăng ký tàu biển Việt Nam được quy định với nội dung ra sao?
Tổng đài Luật sư
Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015;
– Nghị định 171/2016/NĐ-CP ngày 27/12/2016 của Chính phủ về đăng ký, xóa đăng ký và mua, bán, đóng mới tàu biển
Mục lục bài viết
1. Điều kiện đăng ký tàu biển Việt Nam:
Trên cơ sở quy định tại
Do đó, theo như quy định này thì việc đăng ký tàu biển là việc ghi, lưu trữ các thông tin về tàu biển vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam và cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển Việt Nam theo quy định của Bộ luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. Đồng thời thì để tàu biển khi đăng ký phải có đủ các điều kiện mà những điều kiện đăng ký tàu biển Việt Nam đã được quy định rất cụ thể tại Điều 20 Bộ Luật hàng hải 2015 sau đây:
“1. Tàu biển khi đăng ký phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Giấy tờ hợp pháp chứng minh về sở hữu tàu biển;
b) Giấy chứng nhận dung tích, giấy chứng nhận phân cấp tàu biển;
c) Tên gọi riêng của tàu biển;
d) Giấy chứng nhận tạm ngừng đăng ký hoặc xóa đăng ký, nếu tàu biển đó đã được đăng ký ở nước ngoài, trừ trường hợp đăng ký tạm thời;
đ) Chủ tàu có trụ sở, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam;
e) Tàu biển nước ngoài đã qua sử dụng lần đầu tiên đăng ký hoặc đăng ký lại tại Việt Nam phải có tuổi tàu phù hợp với từng loại tàu biển theo quy định của Chính phủ;
g) Đã nộp phí, lệ phí theo quy định của pháp luật”.
Bên cạnh đó thì pháp luật hàng hải Việt Nam cũng có đưa ra các quy định về vấn đề đối với tàu biển nước ngoài được tổ chức, cá nhân Việt Nam thuê theo hình thức thuê tàu trần, thuê mua tàu khi đăng ký mang cờ quốc tịch Việt Nam, ngoài các điều kiện như: có giấy tờ hợp pháp chứng minh về sở hữu tàu biển; giấy chứng nhận dung tích, giấy chứng nhận phân cấp tàu biển; tên gọi riêng của tàu biển; giấy chứng nhận tạm ngừng đăng ký hoặc xóa đăng ký, nếu tàu biển đó đã được đăng ký ở nước ngoài,…. Như vậy, để các chủ tàu biển muốn thực hiện hoạt động đăng ký cho tàu của mình thì cần phải chuẩn bị và đáp ứng đầy đủ các điều kiện như đã được nêu ra ở trên theo như quy định của pháp luật hiện hành.
2. Trình tự thủ tục đăng ký tàu biển Việt Nam:
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào Luật sư, tôi là người Việt Nam tôi đang muốn đi biển vậy xin hỏi Luật sư có thể cho tôi biết về trình tự , thủ tục đăng ký tàu biển Việt Nam được không ạ? Tôi xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Vì trong trường hợp này bạn không nói là đăng ký có thời hạn hay không có thời hạn nên tôi sẽ nêu ra cả hai trường hợp khi bạn lập hồ sơ đăng ký tàu biển như sau:
Hồ sơ đăng ký tàu biển không thời hạn như sau: (khoản 2 điều 9 của Nghị định 171/2016/NĐ-CP ngày 27/12/2016 của Chính phủ về đăng ký, xóa đăng ký và mua, bán, đóng mới tàu biển)
– Tờ khai đăng ký tàu biển theo mẫu;
– Giấy chứng nhận xóa đăng ký tàu biển hoặc Giấy chứng nhận xóa đăng ký phương tiện thủy nội địa đối với phương tiện thủy nội địa cấp VR-SB (bản chính) đã qua sử dụng hoặc
– Hợp đồng mua, bán tàu biển hoặc hợp đồng đóng mới tàu biển hoặc các bằng chứng khác có giá trị pháp lý tương đương để chứng minh quyền sở hữu đối với tàu biển (bản chính, kèm bản dịch công chứng nếu hợp đồng viết bằng ngôn ngữ nước ngoài);
– Giấy chứng nhận dung tích tàu biển (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);
– Giấy chứng nhận phân cấp tàu biển (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);
– Chứng từ chứng minh đã nộp lệ phí trước bạ theo quy định, gồm tờ khai lệ phí trước bạ có xác nhận của cơ quan thuế và chứng từ nộp tiền vào ngân sách nhà nước (bản sao kèm bản chính để đối chiếu); trường hợp tàu biển là đối tượng không phải nộp lệ phí trước bạ thì nộp tờ khai lệ phí trước bạ có xác nhận của cơ quan thuế (bản sao kèm bản chính để đối chiếu);
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu); trường hợp chủ tàu là tổ chức nước ngoài thì nộp giấy phép thành lập chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);
– Trường hợp chủ tàu là cá nhân còn phải nộp thêm giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu); trường hợp chủ tàu là cá nhân người nước ngoài thì nộp hộ chiếu (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);
– Trường hợp đăng ký tàu biển công vụ, chủ tàu nộp Quyết định thành lập cơ quan, đơn vị của cấp có thẩm quyền (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) thay Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu).
Hồ sơ đăng ký tàu biển có thời hạn như sau: (khoản 2 điều 10 Nghị định 171/2016/NĐ-CP)
– Tờ khai đăng ký tàu biển theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
– Giấy chứng nhận dung tích tàu biển (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);
– Giấy chứng nhận phân cấp tàu biển (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);
– Giấy chứng nhận tạm ngừng đăng ký (nếu tàu biển đó đăng ký ở nước ngoài) hoặc xóa đăng ký tàu biển (bản chính);
– Hợp đồng thuê mua tàu hoặc hợp đồng thuê tàu trần (bản chính);
– Biên bản bàn giao tàu (bản chính);
– Chứng từ chứng minh đã nộp lệ phí trước bạ theo quy định, gồm tờ khai lệ phí trước bạ có xác nhận của cơ quan thuế và chứng từ nộp tiền vào ngân sách nhà nước (bản sao kèm bản chính để đối chiếu); trường hợp tàu biển là đối tượng không phải nộp lệ phí trước bạ thì nộp tờ khai lệ phí trước bạ có xác nhận của cơ quan thuế (bản sao kèm bản chính để đối chiếu);
– Trường hợp chủ tàu là cá nhân còn phải nộp thêm giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu).
Trình tự thực hiện:
Bước 1: Nộp hồ sơ
– Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đăng ký tàu biển (hoặc tàu công vụ, tàu ngầm, tàu lặn, kho chứa nổi và giàn di động) không thời hạn hoặc có thời hạn đến Cơ quan đăng ký tàu biển. Tổ chức, cá nhân nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính hoặc bằng các hình thức phù hợp khác.
– Cơ quan đăng ký tàu biển gồm:
+ Cục Hàng hải Việt Nam thực hiện chức năng của cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam.
+ Các Chi cục hàng hải, Cảng vụ hàng hải thực hiện nhiệm vụ đăng ký tàu biển theo phân cấp của Cục Hàng hải Việt Nam.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết
Cơ quan đăng ký tàu biển tiếp nhận hồ sơ, thực hiện theo quy trình sau:
– Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn ngay cho tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ; nếu hồ sơ hợp lệ thì vào sổ theo dõi, cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả đúng thời gian quy định;
– Trường hợp nhận hồ sơ qua đường bưu chính, nếu hồ sơ không hợp lệ, chậm nhất 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký tàu biển hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định;
Bước 3: Trả kết quả
– Chậm nhất 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký tàu biển cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển Việt Nam và trả trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính; trường hợp không cấp giấy chứng nhận phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.
Thời gian giải quyết: Chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
Lệ phí: Được quy định chi tiết và cụ thể tại biểu mức của Thông tư 189/2016/TT-BTC ngày 08/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong hoạt động chuyên ngành hàng hải
Như vậy qua các điều trên đã có thể giải đáp cho bạn về trình tự thủ tục đăng ký tàu biển Việt Nam theo quy định của pháp luật