Biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định tại Luật sở hữu trí tuệ 2005.
Biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trước thực trạng đánh cắp quyền sở hữu trí tuệ đang diễn ra phức tạp. Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định tại
Mục lục bài viết
1. Quy định chung về các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng. Tùy vào loại tài sản trí tuệ mà quyền sở hữu trí tuệ đối với loại tài sản đó cũng khác nhau nhưng dù là quyền sở hữu trí tuệ với đối tượng nào cũng được pháp luật bảo hộ. Quyền sở hữu trí tuệ thường có giá trị lớn nên trong thực tế xảy ra nhiều trường hợp xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, vì vậy ngoài việc quy định cụ thể các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, Luật sở hữu trí tuệ cũng dành riêng một phần quy định về các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ được hiểu là nhà nước và chủ thể quyền sở hữu trí tuệ sử dụng các phương thức pháp lý để bảo vệ quyền sở hữu các đối tượng sở hữu trí tuệ của mình, chống lại mọi sự xâm phạm để giữ nguyên vẹn quyền sở hữu các đối tượng này. Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ không chỉ là ngăn ngừa các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ xảy ra trên thực tế mà còn là việc xử lý, giải quyết khi có xâm phạm nhằm chấm dứt hành vi xâm phạm và bồi thường thiệt hại.
Để các chủ thể linh hoạt trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, Luật sở hữu trí tuệ quy định nhiều biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Nếu dựa vào chủ thể thực hiện hành vi bảo vệ, có thể chia các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thành hai loại:
– Biện pháp bảo vệ do chính chủ thể quyền sở hữu trí tuệ: đây chính là các biện pháp được quy định trong quyền tự bảo vệ tại Điều 198 Luật sở hữu trí tuệ. Khi thực hiện quyền tự bảo vệ, chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền áp dụng nhiều một hoặc kết hợp các biện pháp tự bảo vệ.
– Biện pháp bảo vệ do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện, gồm biện pháp hành chính, biện pháp dân sự, biện pháp hình sự và biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ. Các biện pháp này được cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng khi có (hoặc nghi ngờ có) hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ xảy ra trên thực tế.
2. Biện pháp bảo vệ do chính chủ thể quyền sở hữu trí tuệ
Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền áp dụng các biện pháp sau đây để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình:
– Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ: Biện pháp công nghệ quy định tại Điểm này được hướng dẫn bởi Khoản 2 Điều 21
+ Đưa các thông tin chỉ dẫn về căn cứ phát sinh, Văn bằng bảo hộ, chủ sở hữu, phạm vi, thời hạn bảo hộ và các thông tin khác về quyền sở hữu trí tuệ lên sản phẩm, phương tiện dịch vụ, bản gốc và bản sao tác phẩm, bản định hình cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng (sau đây trong Điều này gọi chung là sản phẩm) nhằm thông báo rằng sản phẩm là đối tượng thuộc quyền sở hữu trí tuệ đang được bảo hộ và khuyến cáo người khác không được xâm phạm;
+ Sử dụng phương tiện hoặc biện pháp kỹ thuật nhằm đánh dấu, nhận biết, phân biệt, bảo vệ sản phẩm được bảo hộ.
– Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại: Việc yêu cầu chấm dứt hành vi xâm phạm quy định tại Điểm này được hướng dẫn bởi Khoản 3 Điều 21
– Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan; Điểm này được hướng dẫn bởi Chương 3 Nghị định 105/2006/NĐ-CP Nội dung hướng dẫn Điểm này tại Nghị định 105/2006/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 3 và 4 Điều 1
+ Chứng cứ chứng minh là chủ thể quyền nếu người yêu cầu là chủ sở hữu hoặc người được chuyển giao, được thừa kế, kế thừa quyền sở hữu trí tuệ;
+ Chứng cứ chứng minh hành vi xâm phạm đã xảy ra; chứng cứ nghi ngờ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với đơn đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan;
+ Các tài liệu, chứng cứ khác để chứng minh yêu cầu của mình.”
– Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc phát hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc có khả năng bị thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp dân sự quy định tại Điều 202 của Luật này và các biện pháp hành chính theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.
Mới đây, Điều 198
Tổ chức, cá nhân là bị đơn trong vụ kiện xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, nếu được Tòa án kết luận là không thực hiện hành vi xâm phạm có quyền yêu cầu Tòa án buộc nguyên đơn thanh toán cho mình chi phí hợp lý để thuê luật sư hoặc các chi phí khác theo quy định của pháp luật.
Tổ chức, cá nhân lạm dụng thủ tục bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ mà gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân khác thì tổ chức, cá nhân bị thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án buộc bên lạm dụng thủ tục đó phải bồi thường cho những thiệt hại do việc lạm dụng gây ra, trong đó bao gồm chi phí hợp lý để thuê luật sư. Hành vi lạm dụng thủ tục bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ bao gồm hành vi cố ý vượt quá phạm vi hoặc mục tiêu của thủ tục này.
>>> Luật sư
3. Biện pháp bảo vệ do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện
+) Biện pháp hành chính là việc cơ quan có thẩm quyền xử lý hành chính các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ, cá nhân, tổ chức khác bị thiệt hại do hành vi xâm phạm hoặc phát hiện hành vi xâm phạm có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi xâm phạm. Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử lý hành chính hiện nay quy định trong Nghị định 99/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp và Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan. Khi xử lý hành chính, tùy vào hành vi xâm phạm mà cơ quan có thẩm quyền xử phạt cảnh cáo hay phạt tiền và áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung, khắc phục.
+) Biện pháp dân sự là biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo thủ tục tố tụng dân sự trên cơ sở yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra, kể cả khi hành vi đó đang bị xử lý bằng biện pháp hành chính hoặc biện pháp hình sự.
+) Biện pháp hình sự là biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được quy định là tội phạm theo thủ tục tố tụng hình sự. Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được coi là tội phạm khi có đủ các yếu tố cấu thành một trong các tội quy định trong Bộ luật hình sự sau: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều 156); Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 157) ; Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi (Điều 158); Tội lừa dối khách hàng (Điều 162) ; Tội vi phạm quy định về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (Điều 170) ; Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan (Điều 170a) ; Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Điều 171) ; Tội vi phạm các quy định về xuất bản, phát hành sách, báo, đĩa âm thanh, đĩa hình, băng hình hoặc các ấn phẩm khác (Điều 271).
+) Biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ là việc cơ quan có thẩm quyền tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc kiểm tra, giám sát để phát hiện hàng hóa có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Như vậy, để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, tùy từng trường hợp mà chủ thể quyền có thể tự bảo vệ hoặc thông qua hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.