Quy định về nguyên nhân gây thiệt hại trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm gây ra theo quy định Bộ luật dân sự.
1. Nội dung quy định pháp luật xác định nguyên nhân gây thiệt hại
Theo tinh thần của khoản 1 Điều 623 “Bộ luật dân sự 2015” thì nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động….Đây là điều khoản duy nhất xác định nguyên nhân gây thiệt hại. Điều khoản này cho thấy, nếu như nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại là phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy thì những sự vật này phải đang trong tình trạng hoạt động mới được coi là nguồn nguy hiểm cao độ.
2. Những bất cập tồn tại trong việc xác định nguyên nhân gây thiệt hại
Ba chữ “đang hoạt động” chính là mấu chốt của vấn đề. Nhiều trường hợp trong thực tế thì việc quy định tình trạng đang hoạt động gây ra thiệt hại của những sự vật trên là không hề sai, bởi việc một chiếc xe otô đậu trên dốc rồi bị trượt xuống gây tai nạn cho người khác nó khác hoàn toàn so với việc một chiếc otô dang lưu thông trên đường gây tai nạn cho người khác vì bị nổ lốp. Hai trường hợp này sẽ phát sinh trách nhiệm bồi thường khác nhau. Tuy nhiên có những trường hợp mà thiệt hại xảy ra do chính nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, nhưng nguồn nguy hiểm cao độ đấy lại đang không trong tình trạng hoạt động mà cũng không thể áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại thông thường thì sao?
Ví dụ điển hình là những vụ nổ xe máy, xe oto liên tiếp xảy ra trong năm 2011 và 2012. Có những chiếc xe đang lưu thông trên đường thì bị nổ, khiến nhiều người bị thương, nhưng lại có những chiếc xe không lưu thông, chỉ được dựng tại chỗ trong nhà xe nhưng cũng bỗng dưng phát nổ, gây thiệt hại cho cả những chiếc xe xung quanh mà không biết nguyên nhân gây cháy là gì. Vậy trong trường hợp này trách nhiệm bồi thường sẽ thuộc về ai, nó sẽ thuộc dạng trách nhiệm bồi thường nào? Theo quy định tại Điều 604 “Bộ luật dân sự 2015” thì :” Người nào có lỗi cố ý hoặc vô ý xâm phạm tài sản, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín…mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”. Ở đây ta có thể thấy yếu tố lỗi không hề xuất hiện trong việc cháy nổ này, không ai lường trước được điều này, do vậy không thể áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại thông thường. Bởi vậy, ta sẽ xét đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Theo khoản 3 Điều 623 “Bộ luật dân sự 2015” :” Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại ngay cả khi không có lỗi, trừ trường hợp…thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. Có thể thấy vụ nổ xe máy trên là trường hợp bất khả kháng, nhưng do quy định của pháp luật là “phương tiện giao thông cơ giới… đang hoạt động” nên cũng không thể áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
Ngoài vấn đề này, trong thực tế còn có nhiều vụ án mà
>>> Luật sư
3. Định hướng hoàn thiện quy định pháp luật
Hiện nay trong quy định của pháp luật không có bất cứ một văn bản quy phạm pháp luật nào quy định về điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Do vậy mà em nghĩ rằng, pháp luật nên quy định về điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm gây ra.
Và tiếp theo là việc cân nhắc lại cụm từ “đang hoạt động” trong việc xác định nguồn nguy hiểm cao độ. Nhìn theo một tổng thể chung thì cụm từ này hoàn toàn hợp lí và đa số trong thực tế nó cũng hợp lí, bởi chỉ đang trong tình trạng hoạt động nó mới có thể tự thân gây thiệt hại. Nhưng khi đi vào trường hợp cụ thể, hiếm có như ví dụ ở trên thì sẽ được giải quyết ra sao? Đó