Thủ tục nhập hộ khẩu cho con vào hộ khẩu gia đình? Quy định về điều kiện đăng ký thường trú? Điều kiện đăng ký thường trú theo Luật cư trú mới nhất?
Những cụm từ quen thuộc mà chúng ta thường nghe như số hộ khẩu, tách khẩu, nhập khẩu,…nhưng thực chất đã hiểu về những vấn đề liên quan đến những cụm từ đó là gì? Hay chỉ thông qua những câu chuyện truyền qua nhau khi các hộ gia đình thường làm các thủ tục đó khi nhà có con cái đi lấy chồng, sinh con.
Luật sư
Căn cứ pháp lý:
– Luật cư trú 2020
–
Mục lục bài viết
1. Thủ tục nhập hộ khẩu cho con vào hộ khẩu gia đình:
Theo quy định của Luật cư trú quy định: Nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha, mẹ; nếu cha, mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người chưa thành niên thường xuyên chung sống; trường hợp không xác định được nơi thường xuyên chung sống thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi do cha, mẹ thỏa thuận; trường hợp cha, mẹ không thỏa thuận được thì nơi cư trú của người chưa thành niên do
Theo đó, con cái có quyền nhập hộ khẩu theo cha, mẹ trong trường hợp cha, mẹ có nơi cư trú riêng thì trẻ được nhập khẩu theo hộ khẩu của bố hoặc mẹ (nếu 2 người có hộ khẩu riêng) theo trình tự, thủ tục nhập hộ khẩu pháp luật quy định
Lệ phí: Việc nhập khẩu cho trẻ em hoàn toàn miễn phí.
Thủ tục nhập hộ khẩu cho con cụ thể như sau:
Bước 1: Người đi đăng ký nhập hộ khẩu cho trẻ (cha, mẹ hoặc đại diện hộ gia đình, ông, bà, người nuôi dưỡng, chăm sóc, người thân thích của trẻ) chuẩn bị những giấy tờ sau:
– 1 tờ Bản sao giấy khai sinh của trẻ (có dấu đỏ do UBND phường, xã cấp) và 1 bản photo.
– Giấy chứng nhận kết hôn của bố mẹ trẻ (nếu cha, mẹ của trẻ có đăng ký kết hôn) hoặc Quyết định ly hôn và 1 bản photo.
– Sổ hộ khẩu gia đình (bản chính).
Điền đầy đủ thông tin vào mẫu Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu (mẫu HK02) (mẫu này lấy tại Công an quận, huyện, thị xã, thành phố).
Bước 2: Nộp các giấy tờ, mẫu khai nói trên tại Công an quận, huyện, thị xã, thành phố nơi cư trú của bố hoặc mẹ (nếu bố, mẹ không cùng hộ khẩu thường trú); nơi cư trú chung của bố, mẹ (nếu có cùng HKTT).
Cán bộ nhận hồ sơ kiểm tra thông tin ghi trong mẫu khai HK02, đối chiếu các giấy tờ, lấy Bản sao giấy khai sinh (có dấu đỏ), giấy chứng nhận kết hôn, quyết định ly hôn (bản photo). (để bỏ vào hồ sơ tàng thư hộ khẩu)
Cán bộ đưa giấy hẹn, trong đó ghi rõ thời gian (tối đa 10 ngày) sẽ nhận lại sổ hộ khẩu.
Thời gian làm thủ tục và lấy hộ khẩu: từ Thứ 2 đến sáng Thứ 7 hàng tuần.
– Trong trường hợp sau khi đăng ký khai sinh, giấy khai sinh của trẻ theo họ mẹ thì trong sổ hộ khẩu cũng ghi tên trẻ theo họ mẹ.
Nhập hộ khẩu và khai sinh cho trẻ là hoàn toàn miễn phí và đem lại nhiều lợi ích cho cha mẹ và trẻ sau này. Chính vì vậy, các bậc cha mẹ nên làm sớm cho trẻ.
2. Quy định về điều kiện đăng ký thường trú:
Luật cư trú 2006 quy định điều kiện đăng ký thường trú như sau:
– Điều kiện đăng ký thường trú tại tỉnh: Công dân có chỗ ở hợp pháp ở tỉnh nào thì được đăng ký thường trú tại tỉnh đó. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.
– Điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương:
Thứ nhất, có chỗ ở hợp pháp; trường hợp đăng ký thường trú vào huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ 01 năm trở lên; trường hợp đăng ký thường trú vào quận thuộc thành phố trực thuộc trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ 02 năm trở lên;
Thứ hai, được người có số hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình nếu thuộc một trong các trường hợp theo quy định như vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con; người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc về ở với anh, chị, em ruột…
Thứ ba, được điều động, tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ NSNN hoặc theo chế độ HĐLĐ không xác định thời hạn và có chỗ ở hợp pháp;
Thứ tư, công dân trước đây đã đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương, nay trở về thành phố đó sinh sống tại chỗ ở hợp pháp của mình;
Ngoài ra, các trường hợp đăng ký thường trú vào chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân, tổ chức nêu trên thì phải có đủ các điều kiện sau đây:
+ Bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của HĐND thành phố;
+ Có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn về điều kiện diện tích bình quân;
+ Được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản;
Việc ĐKTT vào nội thành thành phố Hà Nội thực hiện theo quy định tại
Điều kiện đăng ký thường trú theo Luật cư trú 2020 được quy định như sau:
Thứ nhất, công dân có chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình thì được phép đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp đó.
Thứ hai, công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình nhưng được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý được phép đăng ký thường trú trong các trường hợp sau đây:
– Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;
– Người cao tuổi về ở với anh ruột, chị ruột, em ruột, cháu ruột; người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không có khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột, người giám hộ;
– Người chưa thành niên được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý hoặc không còn cha, mẹ về ở với cụ nội, cụ ngoại, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; người chưa thành niên về ở với người giám hộ.
Thứ ba, trừ trường hợp công dấn đăng ký thường trú dưới sự đồng ý của chủ sở hữu nơi công dân đang ở hợp pháp thì công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
+ Được chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý cho đăng ký thường trú tại địa điểm thuê, mượn, ở nhờ và được chủ hộ đồng ý nếu đăng ký thường trú vào cùng hộ gia đình đó;
+ Bảo đảm điều kiện về diện tích nhà ở tối thiểu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không được thấp hơn 08 m2 sàn/người.
Thứ tư, công dân được đăng ký thường trú tại cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo có công trình phụ trợ là nhà ở khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Người tham gia hoạt động trong tôn giáo được phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử, thuyên chuyển đến hoạt động tôn giáo tại cơ sở tôn giáo;
+ Người đại diện của cơ sở tín ngưỡng;
+ Người được người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng đồng ý cho đăng ký thường trú để trực tiếp quản lý, tổ chức hoạt động tín ngưỡng tại cơ sở tín ngưỡng;
+ Trẻ em, người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không nơi nương tựa được người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng, người đứng đầu hoặc người đại diện cơ sở tôn giáo đồng ý cho đăng ký thường trú.
Thứ năm, người được chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp được đăng ký thường trú tại cơ sở trợ giúp xã hội khi được người đứng đầu cơ sở đó đồng ý hoặc được đăng ký thường trú vào hộ gia đình nhận chăm sóc, nuôi dưỡng khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý.
Thứ sáu, người đang sinh sống, người làm nghề lưu động trên phương tiện được đăng ký thường trú tại phương tiện đó khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
+ Là chủ phương tiện hoặc được chủ phương tiện đó đồng ý cho đăng ký thường trú;
+ Phương tiện được đăng ký, đăng kiểm theo quy định của pháp luật; trường hợp phương tiện không thuộc đối tượng phải đăng ký, đăng kiểm thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phương tiện thường xuyên đậu, đỗ về việc sử dụng phương tiện đó vào mục đích để ở;
+ Có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc phương tiện đã đăng ký đậu, đỗ thường xuyên trên địa bàn trong trường hợp phương tiện không phải đăng ký hoặc nơi đăng ký phương tiện không trùng với nơi thường xuyên đậu, đỗ.
Thứ bảy, việc đăng ký thường trú của người chưa thành niên phải được sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp nơi cư trú của người chưa thành niên do
Từ những quy định trên ta thấy, để công dân được đăng ký thường trú đúng với quy định của pháp luật cần phải đáp ứng các điều kiện mà luật đưa ra áp dụng theo từng trường hợp. Đối với công dân có chỗ ở hợp pháp là chỗ ở đã được nhà nước công nhận thì có quyền đăng ký thườn trú ngay tại địa bàn đó. Còn đối với những trường hợp đi ở thuê, ở trọ thì phải thông qua sự đồng ý của chủ sở hữu hợp pháp chỗ đó đồng ý.
So sánh với luật Cư trú cũ thì luật Cư trú 2020 đã bỏ quy định về điều kiện đăng ký thường trú riêng tại thành phố trực thuộc trung ương. Theo đó, điều kiện đăng ký thường trú tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương áp dụng giống nhau ngay khi công dân đăng ký thường trú tại Thủ đô Hà Nội.