So sánh quy định của pháp luật doanh nghiệp về thành viên hợp danh và thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh và thành viên góp vốn có điểm giống và khác nhau như thế nào?
– Thành viên hợp danh là thành viên bắt buộc phải có trong công ty hợp danh với số lượng tối thiểu là hai thành viên. Thành viên hợp danh phải là cá nhân, có cùng trình độ chuyên môn, là những người quyết định sự tồn tại và phát triểncủa công ty cả về mặt pháp lí và thực tế, chịu trách nhiệm vô hạn và liên đới trong quá trình hoạt động của công ty.
– Thành viên góp vốn là tổ chức hoặc cá nhân, không bắt buộc phải có trong công ty hợp danh , chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi góp vốn vào công ty
Thành viên hợp danh và thành viên góp vốn có những điểm giống nhau như sau:
– Đều là thành viên của công ty hợp danh, có thể là cá nhân từ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
– Đều phải góp đủ và đúng hạn số vốn như đã cam kết.
– Được chia lợi nhuận theo tỉ lệ vốn góp hoặc theo thoả thuận quy định tại điều lệ công ty, chịu trách nhiệm về các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác của công ty.
– Có quyền tham gia họp thảo luận, biểu quyết tại hội đồng thành viên về tình hình, các vấn đề liên quan đến quyền lợi và nhiệm vụ của mình.
– Được chia một phần giá trị tài sản còn lại tương ứng với tỉ lệ góp vốn vào công ty khi công ty giải thể hoặc phá sản.
– Đều có quyền yêu cầu công ty cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh của công ty.
Luật sư
Bên cạnh đó thành viên hợp danh và thành viên góp vốn vẫn có những điểm khác nhau cơ bản, cụ thể như sau:
Mục tiêu phân biệt | Thành viên hợp danh | Thành viên góp vốn |
Số lượng | Có ít nhất là hai thành viên | Không bắt buộc |
Đối tượng | Cá nhân đủ năng lực hành vi dân sự, không bị cấm. Phải có trình độ chuyên môn trong lĩnh vực mà công ty kinh doanh ( chứng chỉ hành nghề, bằng tốt nghiệp…) | Cá nhân hoặc tổ chức. Thành viên góp vốn không cần phải có trình độ chuyên môn, hiểu biết về nghành nghề kinh doanh. |
Trách nhiệm của thành viên | Trách nhiệm vô hạn liên đới. | Trách nhiệm hữu hạn. |
Kết nạp thành viên | Phải có sự chấp thuận của ít nhât 3/4 thành viên hợp danh. | Chỉ cần sự chấp thuận của 2/3 thành viên hợp danh. |
Chấm dứt tư cách thành viên | Phải có sự chấp thuận của ít nhât 3/4 thành viên hợp danh. | Chỉ cần sự chấp thuận của 2/3 thành viên hợp danh. |
Quản lý công ty | Đại diện theo pháp luật của công ty là người biểu quyết quyết định trong công ty. | Không có quyền.
|
Quyền hưởng lợi nhuận | Theo tổng số vốn góp hoặc theo sự thỏa thuận. | Theo vốn góp.
|
Quyền hạn | Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh của công ty khác, không được quyền nhân danh cá nhân hoặc thành viên khác thực hiện kinh doanh cùng nghành nghề với công ty đó. | Có quyền như một thành viên trong công ty đối vốn. |
Chuyển nhượng vốn | Chuyển nhượng vốn khó khăn hơn. Vì chỉ dược chuyển nhượng vốn khi được sự đồng ý của tất cả các thành viên trong công ty. Vì công ty hợp danh được thành lập dựa trênsự quen biết lâu năm, sự tin tưởng giữa các thành viên. Chính vì thếnếu như một thành viên tự ý chuyển nhượng vốn khi mà không có sự đồng ý của các thành viên còn lại thì đồng nghĩa với việc phá vỡ mối quan hệ quen biết đó. | Được chuyển nhượng vốn theo quy định của pháp luật. Vì những thành viên góp vốn chỉ là những người đầu tư tiền vào công ty, không tham gia kinh doanh, cũng không có mối quan hệ quen biết lâu năm với các thành viên trong công ty. |
Như vậy, thành viên hợp danh có nhiều quyền và nghĩa vụ hơn thành viên góp vốn. Thành viên góp vốn có quyền hạn và nghĩa vụ hạn chế hơn.