Xếp hạng di tích. Thủ tục đề nghị công nhận di tích được xếp hạng tại Nghị định 98/2010/NĐ-CP. Hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng di tích.
Xếp hạng di tích. Thủ tục đề nghị công nhận di tích được xếp hạng tại Nghị định 98/2010/NĐ-CP. Hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng di tích.
Việt Nam được biết đến là một quốc gia có bề dày lịch sử lâu đời với bốn ngàn năm văn hiến. Minh chứng rõ rệt nhất cho một nền văn hóa lâu đời được thể hiện thông qua những phong tục tập quán riêng biệt, những món ăn truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc hay những bộ trang phục truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa Việt. Điều đặc biệt nhất là các công trình di tích lịch sử văn hóa lâu đời mang đậm lối kiến trúc phương Đông và ẩn mình trong đó là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, một nét văn hóa điển hình của người Việt Nam.
Để một công trình được vinh danh là một công trình di tích lịch sử văn hóa thì Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch của địa phương có di tích chịu trách nhiệm lập hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét xếp hạng, đề nghị xếp hạng di tích theo thẩm quyền (Khoản 1, Điều 10, Nghị định 98/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định thi hành chi tiết một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa) . Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh, cấp bằng xếp hạng di tích cấp tỉnh. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định xếp hạng di tích quốc gia, cấp bằng xếp hạng di tích quốc gia. Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt, cấp bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt; quyết định việc đề nghị Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) xem xét đưa di tích tiêu biểu của Việt Nam vào Danh mục di sản thế giới (Khoản 1, Điều 30, Luật Di sản văn hóa 2001, sửa đổi, bổ sung 2009).
Như vậy, đối với các công trình di tích xếp hạng cấp tỉnh thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức kiểm kê di tích ở địa phương và lựa chọn, lập hồ sơ khoa học để quyết định xếp hạng di tích. Còn đối với các di tích là các di tích xếp hạng cấp quốc gia thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sẽ trình hồ sơ lên Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để quyết định xếp hạng di tích. Với các di tích quốc gia đặc biệt thì Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo lập hồ sơ khoa học trình Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng di tích. Cuối cùng, đối với các di tích tiêu biểu thì Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch lập hồ sơ khoa học di tích tiêu biểu của Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ quyết định đề nghị Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc xem xét đưa vào Danh mục di sản thế giới. Một điểu lưu ý là hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ phải có ý kiến thẩm định bằng văn bản của Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia (Điều 31, Luật Di sản văn hóa 2001, sửa đổi, bổ sung 2009).
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Về hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng di tích được quy định cụ thể tại Khoản 2, Điều 13, Nghị định 98/2010/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
a, Đơn đề nghị xếp hạng của tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc được giao quản lý di tích;
b, Lý lịch di tích;
c, Bản đồ vị trí và chỉ dẫn đường đến di tích;
d, Bản vẽ mặt bằng tổng thể di tích tỷ lệ 1/500, các mặt bằng, các mặt đứng, các mặt cắt ngang, cắt dọc, kết cấu và chi tiết kiến trúc có chạm khắc tiêu biểu của di tích tỷ lệ 1/50;
đ, Tập ảnh màu khảo tả di tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích từ cỡ 9cm x 12cm trở lên;
e, Bản thống kê di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích;
g, Bản dập, dịch văn bia, câu đối, đại tự và các tài liệu Hán Nôm hoặc tài liệu bằng các loại ngôn ngữ khác có ở di tích;
h, Biên bản và bản đồ khoanh vùng các khu vực bảo vệ di tích có dấu xác nhận của Ủy ban nhân dân các cấp, của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tài nguyên môi trường và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
i,
Mong rằng, với những quy định trên của Luật Di sản văn hóa 2001, sửa đổi, bổ sung 2009 và Nghị định 98/2010/NĐ-CP các công trình di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng sẽ phát huy giá trị văn hóa truyền thồng của dân tộc.