Xử lý hành vi cho nước thải vào đồ uống. Cho nước thải vào đồ uống bị xử lý hành chính như thế nào? Và trách nhiệm hình sự ra sao?
Xử lý hành vi cho nước thải vào đồ uống. Cho nước thải vào đồ uống bị xử lý hành chính như thế nào? Và trách nhiệm hình sự ra sao?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Tôi có vấn đề này, mong được Luật sư tư vấn. Tôi hiện đang sinh sống tại Hà Nội và nhà tôi sinh sống sát nhà chị gái của tôi. Nhưng có một vấn đề tôi rât bức xúc đó là sau một lần xích mích, chị ấy luôn có những hành động khó hiểu. Gần đây nhất, chị ấy liên tục trộn nước thải, nước vệ sinh vào ấm đun nước trà xanh của gia đình chúng tôi. Dù đã nhiều lần trao đổi trực tiếp với chị ấy, nhưng chị ấy vẫn tái diễn hành động này. Như vậy theo quy định của pháp luật hiện hành thì chị ấy sẽ bị xử lý như thế nào? Mong nhận được phản hồi sớm từ Luật sư. Xin cám ơn Luật sư!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Như chúng ta đã biết, nước thải hay nước vệ sinh được coi là những tác nhân hàng đầu gây ô nhiễm môi trường nước hiện nay. Điều đó chứng tỏ, trong nước thải có chứa rất nhiều tạp chất độc hại, có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người nếu nó được dung nạp thường xuyên vào cơ thể. Vì vậy, tại nhiều quốc gia phát triển trên thế giới, họ đã tiến hành xây dựng các hệ thống xử lý nước thải tập trung trước khi đổ ra ao, hồ, sông, suối hay các nguồn nước tự nhiên khác.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Quay trở lại với vấn đề của bạn thì theo quy định tại Điểm e, Khoản 3, Điều 5, Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình thì đối với hành vi đổ nước thải, nước vệ sinh vào nước uống có thể được coi là hành vi xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khỏe của người khác. Theo đó, chị của bạn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền với mức phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Ngoài việc bị phạt vi phạm hành chính đối với hành vi trên thì chị của bạn còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp, sức khỏe của bạn bị suy giảm từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thực hiện hành vi đó nhiều lần và đối với nhiều người (tức là cả gia đình của bạn) thì theo quy định tại Điều 104, Khoản 1, Điểm c, Bộ luật Hình sự 1999, sửa đổi, bổ sung 2009 thì chị của bạn có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm
Như vậy, bước đầu, bạn có thể trình báo vụ việc với cơ quan công an cấp xã, phường, thị trấn về hành vi đổ nước thải, nước vệ sinh vào đồ uống trong gia đình bạn của chị gái bạn để xử lý vụ việc nói trên.
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.