Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm có điều kiện. Các thỏa thuận cạnh tranh bị cấm và các trường hợp miễn trừ theo Luật cạnh tranh.
Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm có điều kiện. Các thỏa thuận cạnh tranh bị cấm và các trường hợp miễn trừ theo Luật cạnh tranh.
Quá trình cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải nỗ lực để đạt được lợi thế hơn so với các đối thủ. Tuy nhiên, khi phải đối mặt với cạnh tranh, không ít các doanh nghiệp đã nhìn nhận cạnh tranh như một mối hiểm họa đối với khả năng thu lợi nhuận cũng như sự tồn vong của doanh nghiệp. Vì vậy, thay vì nỗ lực điều chỉnh, nâng cao năng lực cạnh tranh để tồn tại và phát triển trong bối cảnh mới, các doanh nghiệp này đã chọn một con đường dễ dàng hơn là dàn xếp, thỏa thuận với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường về giá cả, sản xuất, thị trường, khách hàng… nhằm duy trì thị phần và lợi nhuận kinh doanh của các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận. Tuy nhiên, các hành vi này
- Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm có điều kiện
Theo Khoản 2, Điều 9, Luật Cạnh tranh 2004: “Cấm các thoả thuận hạn chế cạnh tranh quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 8 của Luật này khi các bên tham gia thoả thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan từ 30% trở lên” bao gồm: Thỏa thuận ấn định giá hàng hoá, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp; Thoả thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ; Thoả thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hoá, dịch vụ; Thoả thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư; Thoả thuận áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hoá, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng.
Các thỏa thuận không thuộc ba trường hợp bị cấm tuyệt đối chỉ có thể bị cấm khi thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận trên thị trường liên quan từ 30% trở lên. Việc xác định cấu thành hành vi thỏa thuận bị cấm trong những trường hợp này yêu cầu phải chứng minh hai yếu tố:
Thứ nhất, nội dung của thỏa thuận thuộc các hình thức thỏa thuận được quy định tại khoản 1; 2; 3; 4 hoặc 5, Điều 8, Luật Cạnh tranh 2004;
Thứ hai, thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận trên thị trường liên quan phải chiếm từ 30% trở lên.
Điều kiện khác biệt giữa hai mức độ cấm đoán là yêu cầu về mức thị phần kết hợp của các bên tham gia thỏa thuận. Theo cách tiếp cận của các nhà làm luật Việt Nam, thị phần là cơ sở để xác định khả năng chi phối của doanh nghiệp đối với thị trường. Theo Luật Cạnh tranh, mức thị phần trên thị trường liên quan từ 30% trở lên đã có thể trao cho doanh nghiệp sức mạnh thị trường, là khả năng tác động đến giá cả thị trường của một loại hàng hóa hoặc dịch vụ mà họ bán hoặc mua. Quy định cấm có điều kiện căn cứ trên cơ sở duy nhất là thị phần kết hợp của các bên tham gia thỏa thuận trên thị trường liên quan, không xem xét trên cơ sở đánh giá, cân nhắc giữa các tác động tích cực và tiêu cực của hành vi.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
- Các trường hợp miễn trừ
Phạm vi các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được miễn trừ bao gồm 5 dạng hành vi được xem xét cấm theo nguyên tắc hợp lý, nghĩa là bị cấm khi thị phần kết hợp trên thị trường liên quan của các bên tham gia từ 30% trở lên. Cụ thể, theo Điều 10, chỉ những thỏa thuận hạn chế cạnh tranh quy định tại khoản 2, Điều 9 mới thuộc phạm vi các thỏa thuận được xem xét miễn trừ có thời hạn.
Các thỏa thuận nêu trên được miễn trừ có thời hạn nếu đáp ứng một trong các điều kiện sau đây nhằm hạ giá thành, có lợi cho người tiêu dùng:
– Hợp lý hoá cơ cấu tổ chức, mô hình kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh;
– Thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hoá, dịch vụ;
– Thúc đẩy việc áp dụng thống nhất các tiêu chuẩn chất lượng, định mức kỹ thuật của chủng loại sản phẩm;
– Thống nhất các điều kiện kinh doanh, giao hàng, thanh toán nhưng không liên quan đến giá và các yếu tố của giá;
– Tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa;
– Tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Để được hưởng miễn trừ, các bên tham gia thỏa thuận phải thực hiện thủ tục đề nghị hưởng miễn trừ quy định tại Điều 25 đến Điều 38 Luật Cạnh tranh 2004. Trên cơ sở hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ của các bên, cơ quan quản lý cạnh tranh có trách nhiệm xem xét, đề xuất ý kiến để Bộ trưởng Bộ Công Thương ra quyết định.