Quy định về điều kiện kinh doanh đối với đơn vị kinh doanh dịch vụ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không là như thế nào?
Quy định về điều kiện kinh doanh đối với đơn vị kinh doanh dịch vụ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không là như thế nào?
Đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ hàng không là hoạt động đào tạo, huấn luyện nhân viên hàng không chuyên nghiệp nhằm đáp ứng các yêu cầu về cung ứng dịch vụ hàng không. Đối tượng đào tạo là các nhân viên hàng không liên quan đến 14 chức danh hàng không sau:
1. Thành viên tổ lái
2. Giáo viên huấn luyện bay.
3. Tiếp viên hàng không.
4. Nhân viên bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay và thiết bị tàu bay.
5. Nhân viên không lưu.
6. Nhân viên thông báo tin tức hàng không.
7. Nhân viên thông tin, dẫn đường, giám sát hàng không.
8. Nhân viên khí tượng hàng không.
9. Nhân viên điều độ, khai thác bay.
10. Nhân viên thiết kế phương thức bay hàng không dân dụng.
11. Nhân viên tìm kiếm, cứu nạn hàng không.
12. Nhân viên điều khiển, vận hành thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay.
13. Nhân viên an ninh hàng không.
14. Nhân viên khai thác mặt đất phục vụ chuyến bay.
Cơ sở đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không có thể là tổ chức, trường học, học viện hoặc doanh nghiệp. Trong đó doanh nghiệp muốn thực hiện hoạt động kinh doanh dịch vụ đào tạo, huấn luyện này thì ngoài phải đáp ứng các điều kiện thành lập doanh nghiệp còn phải đáp ứng các điều kiện về yêu cầu đối với cơ sở đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không.
Theo quy định tại điều 15 Thông tư 61/2011/TT-BGTVT thì cơ sở đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không phải đáp ứng các yêu càu chung sau:
+Có tổ chức, bộ máy, đội ngũ cán bộ quản lý và hệ thống văn bản quản lý đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ phù hợp.
+Có phòng học, trang bị, thiết bị, cơ sở thực hành phù hợp với mục đích, nội dung đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu theo quy định.
+Có đội ngũ giáo viên phù hợp với chuyên ngành đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu theo quy định.
+Có chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ phù hợp đáp ứng yêu cầu theo quy định.
+Có giáo trình, tài liệu giảng dạy phù hợp với chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu theo quy định.
+Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo quy định của pháp luật về hàng không dân dụng, pháp luật về giáo dục, đào tạo và dạy nghề.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Để được kinh doanh dịch vụ này thì cơ sở đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ hàng không phải gửi hồ sơ cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh tới Cục hàng không Việt Nam. Hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không .
- Bản sao chụp quyết định thành lập cơ sở hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc các giấy tờ có giá trị tương đương của pháp nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật.
- Chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không đã được Cục Hàng không Việt Nam phê duyệt hoặc công nhận.
- Danh sách giáo viên chuyên nghiệp, giáo viên kiêm nhiệm kèm theo bản sao các văn bằng, chứng chỉ, tóm tắt quá trình công tác của giáo viên.
- Phương án đội ngũ giáo viên thỉnh giảng kèm theo bản sao thỏa thuận giữa cơ sở với giáo viên đó hoặc đơn vị chủ quản của giáo viên đó;
- Báo cáo về cơ sở vật chất: phòng học, trang thiết bị, cơ sở hoặc nơi thực hành phù hợp với nội dung đào tạo.
- Báo cáo về giáo trình, tài liệu giảng dạy lý thuyết, thực hành liên quan đến từng môn học.
- Báo cáo về hệ thống tổ chức, bộ máy, đội ngũ cán bộ quản lý và hệ thống văn bản quản lý đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không; mẫu chứng chỉ chuyên môn quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này.
Sau khi xem xét hồ sơ thì cơ quan có thẩm quyền quyết định cấp hoặc không cấp giấy chứng nhận cho cơ sở có yêu cầu. Khi đã được cấp giấy chứng nhận thì cơ sở mới được hoạt động.