Quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết là gì? Ý nghĩa của việc quy định quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết trong Bộ luật dân sự?
Trong thời gian gần đây ngành y học của Việt Nam đang trên đà phát triển, có nhiều đột phá mới có tính chất đặc quan trọng tạo cơ sở tiền đề cần thiết cho việc khám và chữa bệnh, đã cứu chữa, chăm sóc cho nhiều bệnh nhân, góp phần làm cho xã hội ổn định và phát triển. Trong đó, vấn đề hiến xác nhân đạo, hiến bộ phận cơ thể nhận được nhiều sự chú ý, quan tâm, ủng hộ của người dân.. Cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật thì việc tiến hành lấy, ghép mô, xác, bộ phận cơ thể người hiến đã giúp cho cuộc sống của rất nhiều người được kéo dài thêm, được chữa khỏi bệnh.
Tại điều 34 “Bộ luật dân sự năm 2015” quy định quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết như sau:
“Cá nhân có quyền hiến xác, bộ phận cơ thể của mình sau khi chết vì mục đích chữa bệnh cho người khác hoặc nghiên cứu khoa học.
Việc hiến và sử dụng xác, bộ phận cơ thể của người chết được thực hiện theo quy định của pháp luật.”
Chương III Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác năm 2006 quy định về hiến, lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết và hiến, lấy xác.
Với thực trạng hiện nay, việc pháp luật thừa nhận quyền hiến xác, hiến bộ phận cơ thể sau khi chết đóng vai trò vô cùng quan trọng:
>>> Luật sư
Thứ nhất: Với người hiến xác, hiến bộ phận cơ thể sau khi họ có thể cho vì người thân cần cấy ghép, hoặc họ cho vì muc đích nghiên cứu khoa học. Việc này có vai trò vô cùng quan trọng đối với người hiến, qua đó thể hiện tính nhân văn sâu sắc của dân tộc ta, đồng thời góp phần tạo điều kiện cho việc hình thành ngân hàng mô tạng ở nước ta sau này.
Thứ hai: Đây là tia hy vọng giúp có đủ nguồn mô tạng để cấy, ghép cứu chữa kịp thời, giúp người bệnh vượt qua cơn nguy kịch về tính mạng và kéo dài tuổi thọ cho họ. Đồng thời giảm được những chi phí thuốc men, chi phí chạy thận nhân tạo và các chi phí không cần thiết khác.
Thứ ba: Thể hiện nhà nước ta ngày càng quan tâm tới quyền lợi, sức khỏe của người dân. Đồng thời giúp nhà nước xây dựng một hệ thống y tế phát triển, đáp ứng tốt hơn những nhu cầu chữa bệnh của người dân và nghiên cứu khoa học. Việc thừa nhạn này đã đóng vai trò to lớn đưa nước ta hội nhập với thế giới hơn nữa.
Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác ra đời đã tạo khung pháp lý để Việt Nam phát triển ngành kỹ thuật y học ghép mô cũng như bộ phận cơ thể người, đồng thời tăng cường nguồn cung cấp mô, bộ phận cơ thể người để cứu sống nhiều người bệnh hơn nữa.
Tuy nhiên, việc có hành lang pháp lý không có nghĩa là mọi chuyện sẽ được thực hiện thuận lợi ngay. Số lượng người cần cấy ghép mô, bộ phận cơ thể hện nay rất lớn. Trong thời gian tới, cần có một chiến dịch tuyên truyền lâu dài và đủ mạnh để tác động vào nhận thức của người dân và các biện pháp đồng bộ để tạo điều kiện hơn nữa cho việc thực hiện quyền hiến xác, bộ phận cơ thể vì mục đích nhân đạo, phục vụ cho chữa bệnh, nghiên cứu khoa học.