Quy định về quyền và nghĩa vụ của bên thuê lại lao động? Bên thuê lại lao động là doanh nghiệp thì có quyền xử lý kỉ luật đối với người lao động hay không?
Hiện nay khi nhắc tới thuật ngữ cho thuê lại lao động cũng không còn mới mẻ đối với các doanh nghiệp, nhưng vấn đề thuê lại lao động thì không phải người sử dụng lao động nào cũng nắm rõ về vấn đề này. Vậy để hiểu thêm về thuê lại lao động là gì? Quy định về quyền và nghĩa vụ của bên thuê lại lao động được pháp luật thể hiện như thế nào? Dưới đây chúng tôi xin tổng họp một số thông tin chi tiết về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý: Bộ Luật Lao Động 2019
1. Quy định về quyền và nghĩa vụ của bên thuê lại lao động
Bên thuê lại lao động theo quy định mà pháp luật lao động đưa ra chúng ta có thể hiểu đây là một trong hai chủ thể của hợp đồng cho thuê lại lao động cùng với doanh nghiệp cho thuê lại lao động theo quy định của pháp luật mà theo đó thì bên thuê lại lao động cũng là người sử dụng lao động, nhưng không có vị trí người sử dụng lao động với người lao động thuê lại. Vậy quyền và nghĩa vụ của bên thuê lại lao động đối với doanh nghiệp cho thuê lại lao động và người lao động thuê lại cụ thể được quy định và trên thực tế được thực hiện như thế nào, Tại đây là một số ý kiến chúng tôi đưa ra để giải đáp những thắc mắc về nội dung này.
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi là bên thuê lại lao động. Vậy xin Luật sư tư vấn giúp cho tôi, tôi có những quyền lợi cũng như phải thực hiện nghĩa vụ gì đúng với pháp luật lao động?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 57,
“1. Thông báo, hướng dẫn cho người lao động thuê lại biết nội quy lao động và các quy chế khác của mình.
2. Không được phân biệt đối xử về điều kiện lao động đối với người lao động thuê lại so với người lao động của mình.
3. Thỏa thuận với người lao động thuê lại nếu huy động họ làm đêm, làm thêm giờ ngoài nội dung hợp đồng cho thuê lại lao động.
4. Không được chuyển người lao động đã thuê lại cho người sử dụng lao động khác.
5. Thỏa thuận với người lao động thuê lại và doanh nghiệp cho thuê lại lao động để tuyển dụng chính thức người lao động thuê lại làm việc cho mình trong trường hợp
6. Trả lại doanh nghiệp cho thuê lại lao động người lao động không đáp ứng yêu cầu như đã thỏa thuận hoặc vi phạm kỷ luật lao động.
7. Cung cấp cho doanh nghiệp cho thuê lại lao động chứng cứ về hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động thuê lại để xem xét xử lý kỷ luật lao động”.
Như vậy, căn cứ vào những quy định tại Điều 57 của
Theo quy định của pháp luật và căn cứ trên thực tế về hoạt động cho thuê lại lao động, quan hệ giữa bên thuê lại lao động và người lao động thuê lại là mối quan hệ rất đặc biệt, thậm chí khó có thể xếp chúng thuộc loại quan hệ lao động nào, sự đặc biệt của bên thuê lại lao động được thể hiện ở chỗ, quan hệ thuê lại lao động là quan hệ phát sinh từ quan hệ hợp đồng cho thuê lại lao động giữa bên cho thuê và bên thuê lại lao động, theo quy định của pháp luật thi bên thuê lại lao động không phải là người sử dụng lao động trong quan hệ
2. Bên thuê lại lao động là doanh nghiệp thì có quyền xử lý kỉ luật đối với người lao động hay không?
Doanh nghiệp cho thuê lại lao động là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động nhưng không trực tiếp sử dụng mà cung ứng người lao động của mình sang làm việc tạm thời cho người sử dụng lao động khác. Như vậy, trong mối quan hệ với người lao động, doanh nghiệp cho thuê lại lao động là người sử dụng lao động và phải thực hiện những quyền và nghĩa vụ tương ứng của người sử dụng lao động. Cụ thể được quy định tại Điều 56
” Điều 56. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cho thuê lại lao động
Ngoài các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 6 của Bộ luật này, doanh nghiệp cho thuê lại lao động có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
1. Bảo đảm đưa người lao động có trình độ phù hợp với những yêu cầu của bên thuê lại lao động và nội dung của hợp đồng lao động đã ký với người lao động;
2. Thông báo cho người lao động biết nội dung của hợp đồng cho thuê lại lao động;
3. Thông báo cho bên thuê lại lao động biết sơ yếu lý lịch của người lao động, yêu cầu của người lao động;
4. Bảo đảm trả lương cho người lao động thuê lại không thấp hơn tiền lương của người lao động của bên thuê lại lao động có cùng trình độ, làm cùng công việc hoặc công việc có giá trị như nhau;
5. Lập hồ sơ ghi rõ số lao động đã cho thuê lại, bên thuê lại lao động và định kỳ báo cáo cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
6. Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động khi bên thuê lại lao động trả lại người lao động do vi phạm kỷ luật lao động.”
Theo quy định của pháp luật thì bên thuê lại lao động có thể là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu sử dụng lao động trong một thời gian xác định và thuê lại lao động của doanh nghiệp cho thuê để bù vào chỗ làm việc thiếu hụt người lao động. Theo đó có thể xác định quyền và nghĩa vụ của bên thuê lại lao động trong các trường hợp cụ thể được xác định chủ yếu trong quan hệ với người cho thuê lại lao động. Nhu vậy người lao động, quyền và nghĩa vụ của bên thuê lại lao động được thể hiện trong nội dung của hợp đồng cho thuê lại lao động. Và là các quyền liên quan đến quản lý, điều hành. Bên thuê lại lao động không có các quyền và nghĩa vụ còn lại của người sử dụng lao động.
Dựa trên quy định chúng tôi đưa ra như trên có thể kết luận về vấn đề này đó là bên thuê lại lao động chỉ có quyền quản lý, điều hành đối với người lao động; được xác định cụ thể trong hợp đồng cho thuê lại lao động. Ngoài ra, doanh nghiệp cho thuê lại lao động vẫn là người sử dụng lao động; và thực hiện các quyền, nghĩa vụ còn lại. Theo đó nên khi người lao động không thực hiện đúng, đầy đủ nội quy của bên thuê lại lao động, bên thuê lại lao động có nghĩa vụ trả người lao động lại cho doanh nghiệp cho thuê lại lao động, đồng thời cung cấp bằng chứng về hành vi vi phạm và không có quyền xử lý kỷ luật người lao động. Việc sa thải hay kỷ luật người lao động sẽ do doanh nghiệp cho thuê lại lao động tiến hành theo trình tự thủ tục quy định tại Bộ luật lao động 2019
Kết luận: Từ những nội dung mà chúng tôi đã phân tích như trên chúng ta có thể thấy bên thuê lại lao động có quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Việc cho thuê lại lao động là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật hiện nay. Khi muốn thực hiện hoạt động kinh doanh trên, doanh nghiệp cần phải đáp ứng các điều kiện và đặc biệt cần phải được cấp giấy phép cho thuê lại lao động bởi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cấp phép.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung ” Quy định về quyền và nghĩa vụ của bên thuê lại lao động” và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.