Nghị định 55/2015/NĐ-CP quy định về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới và nâng cao đời sống của nông dân, cư dân ở nông thôn.
VỀ CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ
Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Theo đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,
Chính phủ ban hành Nghị định về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
1. Nghị định này quy định về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới và nâng cao đời sống của nông dân, cư dân ở nông thôn.
2. Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn quy định tại Nghị định này chưa bao gồm chính sách tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn của Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
1. Các tổ chức thực hiện cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn là các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng (sau đây gọi chung là tổ chức tín dụng).
2. Tổ chức, cá nhân (sau đây gọi chung là khách hàng) được vay vốn theo quy định tại Nghị định này, bao gồm:
a) Cá nhân, hộ gia đình cư trú trên địa bàn nông thôn hoặc có hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp;
b) Hộ kinh doanh hoạt động trên địa bàn nông thôn;
c) Chủ trang trại;
d) Tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trên địa bàn nông thôn hoặc tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp;
đ) Doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn nông thôn, ngoại trừ các đối tượng sau: Doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, doanh nghiệp khai khoáng, các cơ sở sản xuất thủy điện, nhiệt điện và các doanh nghiệp không thuộc đối tượng quy định tại Điểm e Khoản 2 Điều này nằm trong khu công nghiệp, khu chế xuất;
e) Doanh nghiệp cung cấp vật tư nông nghiệp đầu vào cho sản xuất nông nghiệp và các doanh nghiệp sản xuất, thu mua, chế biến, tiêu thụ các sản phẩm, phụ phẩm nông nghiệp.
Trong Nghị định này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Nông thôn là khu vực địa giới hành chính không bao gồm địa bàn của phường, quận thuộc thị xã, thành phố.
2. Nông nghiệp là phân ngành trong hệ thống ngành kinh tế quốc dân, bao gồm các lĩnh vực nông, lâm, diêm nghiệp và thủy sản.
3. Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn bao gồm một số chính sách, biện pháp của Nhà nước để tạo điều kiện đối với tổ chức, cá nhân vay vốn phát triển lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, đồng thời khuyến khích các tổ chức tín dụng đẩy mạnh cho vay đối với lĩnh vực này, nhằm góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới và từng bước nâng cao đời sống của nhân dân.
4. Chủ trang trại là cá nhân, hộ gia đình thực hiện kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp phù hợp với các quy định của pháp luật và được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại.
5. Cho vay lưu vụ là phương thức cho vay đối với cá nhân, hộ gia đình để nuôi trồng, chăm sóc các cây trồng, vật nuôi có tính chất mùa vụ theo chu kỳ sản xuất liền kề trong năm hoặc các cây lưu gốc, cây công nghiệp có thu hoạch hàng năm, theo đó tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận dư nợ gốc của chu kỳ trước tiếp tục được sử dụng cho chu kỳ sản xuất tiếp theo nhưng không vượt quá thời gian của 02 (hai) chu kỳ sản xuất liên tiếp.
6. Liên kết trong sản xuất nông nghiệp là hình thức hợp tác, liên kết trên cơ sở có hợp đồng ký kết giữa các đối tượng là cá nhân, hộ gia đình, hộ kinh doanh, chủ trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, doanh nghiệp trong các khâu của quá trình sản xuất nông nghiệp thông qua việc cung cấp dịch vụ đầu vào cho sản xuất, thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
7. Liên kết theo chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp là hình thức liên kết trong sản xuất nông nghiệp theo chuỗi khép kín từ khâu sản xuất đến thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp (sau đây gọi tắt là liên kết theo chuỗi giá trị).
8. Doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất sản phẩm nông nghiệp được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận.
9. Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là khu công nghệ cao tập trung thực hiện hoạt động ứng dụng thành tựu nghiên cứu và phát triển công nghệ cao vào lĩnh vực nông nghiệp theo quy định của pháp luật.
10. Vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là vùng sản xuất tập trung, ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp để sản xuất một hoặc một số sản phẩm nông sản hàng hóa có lợi thế của vùng bảo đảm đạt năng suất, chất lượng cao, giá trị gia tăng cao và thân thiện với môi trường theo quy định của pháp luật.
11. Thiên tai, dịch bệnh trên phạm vi rộng là trường hợp thiên tai, dịch bệnh trong sản xuất nông nghiệp xảy ra trên phạm vi rộng trong một hoặc nhiều tỉnh, thành phố gây thiệt hại cho nhiều cá nhân, hộ gia đình, hợp tác xã, doanh nghiệp và được cấp có thẩm quyền xác nhận và
12. Nguyên nhân khách quan, bất khả kháng là sự kiện gây rủi ro, thiệt hại xảy ra một cách khách quan, không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568