Muốn hoạt động trong lĩnh vực giám định cổ vật cần phải đáp ứng điều kiện gì? Thủ tục cấp phép hoạt động đối với hoạt động giám định cổ vật?
Muốn hoạt động trong lĩnh vực giám định cổ vật cần phải đáp ứng điều kiện gì? Thủ tục cấp phép hoạt động đối với hoạt động giám định cổ vật?
Hiện nay khoa học công nghệ phát triển nên việc giám định cổ vật không còn là khó khăn gì. Nhưng dù như thế thì tại nước ta hiện nay cũng không có nhiều các cơ sở giám định cổ vật. Các cơ sở muốn thành lập còn đang rất lúng túng không biết điều kiện và thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động giám định cổ vật. Hiện nay pháp luật Việt Nam cũng đã có quy định rất rõ về những điều này.
Điều kiện thành lập cơ sở giám định cổ vật được quy định tại điều 5 của Thông tư số 22/2011/TT-BVHTTDL như sau:
– Có trụ sở, kho lưu giữ, bảo quản hiện vật giám định.
– Có trang thiết bị, phương tiện cần thiết để thực hiện giám định.
– Có nguồn tài liệu về cổ vật để tham khảo, phục vụ hoạt động giám định cổ vật.
– Có từ 05 (năm) chuyên gia trở lên thuộc các ngành khoa học lịch sử, hóa học, vật lý học, có đủ năng lực hành vi dân sự; trong đó có ít nhất 03 (ba) chuyên gia đáp ứng đủ các điều kiện sau:
+) Có trình độ đại học trở lên chuyên ngành bảo tàng, khảo cổ, Hán Nôm và chuyên ngành khác liên quan đến giám định cổ vật;
+) Đã qua thực tế hoạt động chuyên môn từ 05 (năm) năm trở lên ở chuyên ngành đã học.
Thành phần và số lượng hồ sơ:
– Thành phần hồ sơ được quy định tại khoản 1 điều 8 của Thông tư số 22/2011/TT-BVHTTDL như sau:
+) Đơn đăng ký và đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động giám định cổ vật (theo Mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư này);
+) Bản sao quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có giá trị pháp lý;
+) Sơ yếu lý lịch của người đại diện theo pháp luật của cơ sở giám định cổ vật đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động giám định cổ vật;
+) Danh sách kèm theo lý lịch khoa học của các chuyên gia; bản sao (có chứng thực) bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học, giấy xác nhận thời gian đã qua thực tế hoạt động chuyên môn của các chuyên gia (do cơ quan, tổ chức nơi người đó đang hoặc đã công tác cấp) quy định tại khoản 4 Điều 5 Thông tư này;
+) Bản sao (có chứng thực) quyết định tuyển dụng hoặc
+) Bản sao các giấy tờ chứng minh về trụ sở (có chứng thực), danh mục trang thiết bị, phương tiện để thực hiện giám định;
+) Danh mục các nguồn tài liệu về cổ vật quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư này.
– Số lượng hồ sơ: 01 bộ
Thời hạn giải quyết:
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch căn cứ vào các điều kiện quy định tại Điều 5 Thông tư này xem xét, quyết định cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động giám định cổ vật (theo Mẫu số 2 ban hành kèm theo Thông tư này). Trong trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do..( khoản 3 điều 8 của Thông tư 22/2011/TT-BVHTTDL)
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Đối tượng thực hiện: Tổ chức, cơ sở
Cơ quan có thẩm quyền được quy định tại điều 7 của Thông tư số 22/2011/TT-BVHTTDL như sau:
Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động giám định cổ vật, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động giám định cổ vật của các cơ sở giám định cổ vật đăng ký hoạt động giám định cổ vật tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
2. Cơ sở giám định cổ vật quy định tại Điều 6 Thông tư này chỉ được hoạt động giám định cổ vật khi đăng ký hoạt động giám định cổ vật tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nơi cơ sở giám định cổ vật đặt trụ sở chính và được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động giám định cổ vật.
Lệ phí:
Cơ sở giám định cổ vật nộp lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính tại thời điểm đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động giám định cổ vật ( khoản 2 điều 8 của Thông tư 22/2011/TT-BVHTTDL)
Mẫu đơn tờ khai :
Đơn đăng ký và đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động giám định cổ vật (theo Mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư 22/2011/TT-BVHTTDL)