Hành vi trộm cắp điện của nhà nước. Các hình thức xử phạt đối với hành vi trộm cắp điện của nhà nước. Trách nhiệm hình sự tội trộm cắp điện.
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư cho tôi hỏi, ở khu tôi sinh sống có một trường hợp trộm điện của nhà nước. Một phần do nhận thức của người dân, một phần do vấn đề quản lý chưa nghiêm ngặt. Vậy luật sư cho tôi hỏi là hành vi trộm điện như vậy thì có thể bị xử lý vi phạm ở mức độ nào, có những hình thức xử phạt nào? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?
Luật sư tư vấn:
Cũng chịu sự điều chỉnh trực tiếp về thủ tục và hình thức xử lý theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính 2012. Hành vi trộm cắp điện tùy theo mức độ khác nhau, vi phạm khác nhau để áp dụng hình thức xử lý vi phạm hành chính sao cho phù hợp.
Theo quy định của Nghị định số 134/2013/NĐ-CP khi áp dụng các hình thức xử phạt trong lĩnh vực điện, an toàn điện có những hình thức sau:
Thứ nhất:Hình thức xử phạt chính
Đối với từng hành vi vi phạm, cá nhân, tổ chức hoặc Đơn vị điện lực có hành vi vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
+ Cảnh cáo;
+ Phạt tiền.
Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm được áp dụng để xử phạt đối với cá nhân, trừ các trường hợp quy định đối tượng vi phạm là tổ chức hoặc Đơn vị điện lực. Khi xử phạt đối với tổ chức hoặc Đơn vị điện lực thì mức tiền phạt bằng 02 lần mức tiền phạt đối với cá nhân, cụ thể như sau:
– Mức phạt tiền trong lĩnh vực điện lực tối đa là 50.000.000 đồng đối với cá nhân, 100.000.000 đồng đối với tổ chức hoặc Đơn vị điện lực;
– Mức phạt tiền trong lĩnh vực an toàn đập thủy điện tối đa là 100.000.000 đồng đối với cá nhân, 200.000.000 đồng đối với tổ chức; công trình đập thủy điện từ cấp II trở lên thì áp dụng 100%, từ cấp III trở xuống áp dụng 70% mức phạt tiền cụ thể đối với một hành vi vi phạm an toàn đập thủy điện quy định tại Nghị định này;
– Mức phạt tiền trong lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tối đa là 100.000.000 đồng đối với cá nhân, 200.000.000 đồng đối với tổ chức.
Thứ hai:Hình thức xử phạt bổ sung
Ngoài các hình thức xử phạt chính, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức hoặc Đơn vị điện lực có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
+ Trong lĩnh vực điện lực
Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng làm phương tiện vi phạm.
+ Trong lĩnh vực an toàn đập thủy điện
Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng làm phương tiện vi phạm; Đình chỉ có thời hạn hoạt động tích nước hồ chứa thủy điện.
+ Trong lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng, giấy chứng nhận hoặc chứng chỉ có thời hạn; Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm.
Tùy từng mức độ và hành vi để áp dụng hình thức xử lý, theo đó nếu khu bạn sinh sống có người trộm cắp điện thì sẽ bị xử lý theo quy định của Nghị định số 134/2013/NĐ-CP với mức phạt như sau:
Luật sư
“…9. Phạt tiền đối với hành vi trộm cắp điện dưới mọi hình thức như sau:
a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng dưới 1.000kWh;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 1.000kWh đến dưới 2.000kWh;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 2.000kWh đến dưới 4.500kWh;
d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 4.500kWh đến dưới 6.000kWh;
đ) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 6.000kWh đến dưới 8.500kWh;
e) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 8.500kWh đến dưới 11.000kWh;
g) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 11.000kWh đến dưới 13.500kWh;
h) Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 13.500kWh đến dưới 16.000kWh;
i) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 16.000kWh đến dưới 18.000kWh;
k) Phạt tiền từ 45.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 18.000kWh đến dưới 20.000kWh.”
Nếu như thuộc trường hợp trộm cắp điện từ 20.000 kWh trở lên được chuyển hồ sơ để truy cứu trách nhiệm hình sự. Như vậy, ở mức độ nặng đối tượng có hành vi trộm cắp có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Mục lục bài viết
- 1 1. Ăn cắp dây cáp điện của Nhà nước
- 2 2. Chuyển hồ sơ vụ trộm cắp điện để truy cứu trách nhiệm hình sự
- 3 3. Xử lý về hành vi câu trộm điện lưới quốc gia
- 4 4. Hành vi câu trộm điện bị xử phạt như thế nào?
- 5 5. Xử phạt hành chính hành vi ăn cắp điện Nhà nước
- 6 6. Khi nào trộm cắp điện bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
- 7 7. Xử phạt hành chính với hành vi câu trộm điện
- 8 8. Trộm cắp điện có bị xử lý hình sự không?
- 9 9. Phạt tiền đối với hành vi trộm cắp điện
1. Ăn cắp dây cáp điện của Nhà nước
Tóm tắt câu hỏi:
Em trai tôi là công nhân cầu đường; hiện tại đang thi công xây dựng tại tỉnh Thanh Hóa. Tuy nhiên, không hiểu lý do vì sao, em trai tôi và một vài công nhân khác lại đi cắt cáp dây điện gần nơi thi công. Hôm sau, cơ quan công an phát hiện ra, qua quá trình điều tra nhận thấy, em trai tôi và các công nhân kia cắt dây cáp của nhà nước. Vậy em trai tôi có bị xử lý gì không?
Luật sư tư vấn:
Điều 231 Bộ luật hình sự quy định về tội phá huỷ công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia:
“1. Người nào phá huỷ công trình hoặc phương tiện giao thông vận tải, thông tin – liên lạc, công trình điện, dẫn chất đốt, công trình thuỷ lợi hoặc công trình quan trọng khác về an ninh, quốc phòng, kinh tế, khoa học – kỹ thuật, văn hoá và xã hội, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 85 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Có tổ chức;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng;
c) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt quản chế từ một năm đến năm năm.”
Như vậy, hành vi của em trai bạn có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phá huỷ công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia.
2. Chuyển hồ sơ vụ trộm cắp điện để truy cứu trách nhiệm hình sự
Điều 44. Chuyển hồ sơ vụ trộm cắp điện để truy cứu trách nhiệm hình sự
1. Trường hợp có hành vi trộm cắp điện từ 20.000 kWh trở lên, người có thẩm quyền phải chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền.
2. Bộ Công Thương có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao,
3. Xử lý về hành vi câu trộm điện lưới quốc gia
Tóm tắt câu hỏi :
Thưa luật sư, bạn tôi có thực hiện hành vi câu trộm điện tại địa phương sinh sống để dùng cho mục đích cá nhân, tôi muốn biết hành vi của tôi bị xử phạt như thế nào?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ vào khoản 8 Điều 14 của
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng dưới 100 kWh;
b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 100 kWh đến dưới 300 kWh;
c) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 300 kWh đến dưới 500 kWh;
d) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 500 kWh đến dưới 700 kWh;
đ) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 700 kWh đến dưới 1000 kWh;
e) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 1000 kWh đến dưới 1500 kWh;
g) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 1500 kWh đến dưới 2000 kWh;
h) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 2000 kWh đến dưới 2500 kWh;
i) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 2500 kWh đến dưới 3000 kWh.
Nếu bạn có hành vi trộm cắp điện dưới mọi hình thức để phục vụ các mục đích khác ngoài quy định tại khoản 8 Điều 14 của
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng dưới 200 kWh;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 200 kWh đến dưới 500 kWh;
c) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 500 kWh đến dưới 1000 kWh;
d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 1000 kWh đến dưới 1500 kWh;
đ) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 1500 kWh đến dưới 2000 kWh;
e) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 2000 kWh đến dưới 2500 kWh;
g) Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 2500 kWh đến dưới 3000 kWh.
Ngoài hình thức xử phạt chính, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện dùng để vi phạm và bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc bồi thường toàn bộ số tiền tổn thất đối với hành vi vi phạm.
4. Hành vi câu trộm điện bị xử phạt như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư!
Hành vi dùng sào nối dây câu móc lên lưới điện để dùng không mất tiền. Vậy hành vi này pháp luật quy định về mức phạt là bao nhiêu?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Khoản 9 Điều 12 Nghị định 134/2013/NĐ-CP như sau:
a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng dưới 1.000kwh;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 1.000kwh đến dưới 2.000kwh;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 2.000kwh đến dưới 4.500kwh;
d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 4.500kwh đến dưới 6.000kwh;
đ) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 6.000kwh đến dưới 8.500kwh;
e) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 8.500kwh đến dưới 11.000kwh;
g) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 11.000kwh đến dưới 13.500kwh;
h) Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 13.500kwh đến dưới 16.000kwh;
i) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 16.000kwh đến dưới 18.000kwh;
k) Phạt tiền từ 45.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 18.000kwh đến dưới 20.000kwh.
Căn cứ theo quy định trên thì căn cứ vào mức độ vi phạm của gia đình họ mà họ sẽ bị xử phạt số tiền tương ứng.
5. Xử phạt hành chính hành vi ăn cắp điện Nhà nước
Tóm tắt câu hỏi:
Thưa luật sư! Nhà em sử dụng điện dân dụng nhiều tháng qua bình thường, tiền điện đóng đầy đủ, chỉ số điện hàng tháng vẫn như các tháng trước và nhân viên điện lực đi kiểm tra, ghi số điện không phát hiện công tơ điện bất thường. Tuy nhiên hôm trước người của công ti điện lực thông báo công tơ điện nhà em có dấu hiệu bị cắt niêm chì và nắp hộp đấu dây và cho rằng gia đình em có hành vi ăn cắp điện và phải lập biên bản xử phạt, gia đình em đã lên văn phòng điện lực của huyện nộp 700.000 đồng. Sau đó họ gửi công văn về tiếp tục yêu cầu gia đình em nộp thêm 2 triệu nữa.Vậy em xin hỏi trong trường hợp này gia đình em phải làm như thế nào? Em xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Công ti điện lực thông báo công tơ điện nhà bạn có dấu hiệu bị cắt niêm chì và nắp hộp đấu dây và cho rằng gia đình bạn có hành vi ăn cắp điện sẽ bị xử lý theo quy định Điều 15 Nghị định 134/2013/NĐ-CP về quy định an toàn điện.
Trong trường hợp này bạn yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp huyện đưa ra biên bản xử phạt vi phạm hành chính và nêu rõ lý do cho rằng gia đình bạn đã ăn cắp điện xuất phát từ nguyên nhân nào và nếu là ăn cắp điện thì đã tiến hành ăn cắp bao nhiêu kWh bởi theo Điều 12 Nghị định 134/2013/NĐ-CP có quy định rõ về mức xử phạt đối với từng hành vi ăn cắp điện.
Trong quá trình nộp tiền điện hàng tháng, nhân viên điện lực hàng tháng vẫn đi kiểm tra nhưng không phát hiện có bất kì hành vi nào vi phạm về quy định về an toàn điện (Điều 15 Nghị định 134/2013/NĐ-CP) như vậy bạn nên báo cho cơ quan Công an nơi bạn sinh sống về hiện trạng công tơ điện nhà mình và yêu cầu cơ quan công an điều tra về hành vi này bởi nếu như bạn nói thì bạn không có bất kì hành vi kiểm tra hay thay đổi các bộ phận của công tơ điện vì vậy cần phải xác minh xem công tơ điện nhà bạn bị như vậy là do ai thực hiện để áp dụng kịp thời các biện pháp xử lý vi phạm hành chính.
6. Khi nào trộm cắp điện bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Tóm tắt câu hỏi:
Doanh nghiệp của chú tôi vừa mới bị kiểm tra và bị xử phạt vi phạm hành chính, tuy nhiên sau khi kiểm tra thì tôi được biết là phải chuyển sang hình sự. Bên cơ quan công an lập biên bản là trộm cắp điện với số lượng lớn 20.000 kWh trở lên để chuyển hồ sơ để truy cứu trách nhiệm hình sự. Vậy có đúng hay không? Chuyển hồ sơ như thế nào?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định của Nghị định số 134/2013/NĐ-CP
“Điều 44. Chuyển hồ sơ vụ trộm cắp điện để truy cứu trách nhiệm hình sự
1. Trường hợp có hành vi trộm cắp điện từ 20.000 kWh trở lên, người có thẩm quyền phải chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền.
2. Bộ Công Thương có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn quy định tại Khoản 1 Điều này.”
Nếu số lượng điện trộm cắp lớn như vậy thì sẽ không áp dụng xử lý vi phạm hành chính mà sẽ chuyển hồ sơ truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định Thông tư liên tịch số 27/2015/TTLT-BCT-BCA-VKSNDTC-TANDTC.
“Điều 4. Chuyển hồ sơ vụ trộm cắp điện để truy cứu trách nhiệm hình sự
Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 33; khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 34 Nghị định số 134/2013/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, an toàn đập thủy điện và sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (sau đây viết tắt là Nghị định số 134/2013/NĐ-CP) có trách nhiệm chuyển hồ sơ vụ trộm cắp điện cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền để truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản theo Điều 138 Bộ luật hình sự trong các trường hợp sau:
1. Hành vi trộm cắp điện thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 44 Nghị định số 134/2013/NĐ-CP.
2. Hành vi trộm cắp điện không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này nhưng gây hậu quả nghiêm trọng, gây hậu quả rất nghiêm trọng, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng theo hướng dẫn tại mục 3.4 phần I Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25 tháng 12 năm 2001 của
Khi áp dụng các tình tiết “gây hậu quả nghiêm trọng”,“gây hậu quả rất nghiêm trọng”, “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” về tài sản, việc xác định hậu quả thiệt hại về tài sản không phải căn cứ vào giá trị tài sản bị chiếm đoạt (điện năng bị trộm cắp) vì giá trị tài sản này đã được quy định thành tình tiết định khung riêng biệt. Hậu quả phải là thiệt hại về tài sản xảy ra ngoài giá trị tài sản bị chiếm đoạt.”
Như vậy, nếu bên chú bạn có hành vi trộm cắp số điện như vậy sẽ bị chuyển sang truy cứu trách nhiệm hình sự là đúng. Thủ tục chuyển do bên có thẩm quyền xử phạt chuyển hồ sơ lên cơ quan công an để điều tra và tiến hành khởi tố vụ án hình sự.
7. Xử phạt hành chính với hành vi câu trộm điện
Trộm cắp điện là hành vi câu móc điện trái phép không qua công tơ hoặc tác động vào công tơ, sơ đồ đấu dây của công tơ hoặc các hình thức tác động khác nhằm làm sai lệch chỉ số đo đếm của công tơ.
Mọi hành vi trộm cắp điện đều là hành vi vi phạm pháp luật, nó không chỉ gây thất thoát tài sản cho ngành Điện nói riêng mà còn gây ra những tổn hại lớn đến toàn xã hội nói chung. Đặc biệt, một số người dân do thiếu hiểu biết về Pháp luật, vì lợi ích trước mắt đã có hành vi trộm cắp điện để trục lợi cá nhân và phải gánh chịu hậu quả nặng nề do hành vi của mình gây ra cả về vật chất lẫn tinh thần. Bên cạnh đó, hiểm họa bắt nguồn từ hành vi trộm cắt điện có thể gây nên những vụ tai nạn điện trong nhân dân, gây mất an toàn trong hệ thống cung ứng điện, gây mất trật tự công cộng…
Do đó, ngày 17/10/2013 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 134/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Cụ thể, theo khoản 9 Điều 12 Nghị định số 134/2013/NĐ-CP thì hành vi trộm cắp điện dưới mọi hình thức sẽ bị xử lý như sau:
“a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng dưới 1.000kwh;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 1.000kwh đến dưới 2.000kwh;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 2.000kwh đến dưới 4.500kwh;
d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 4.500kwh đến dưới 6.000kwh;
đ) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 6.000kwh đến dưới 8.500kwh;
e) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 8.500kwh đến dưới 11.000kwh;
g) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 11.000kwh đến dưới 13.500kwh;
h) Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 13.500kwh đến dưới 16.000kwh;
i) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 16.000kwh đến dưới 18.000kwh;
k) Phạt tiền từ 45.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 18.000kwh đến dưới 20.000kwh”.
Như vậy, chúng ta có thể thấy, tùy thuộc vào từng hành vi trộm cắp điện với số lượng công tơ khác nhau thì pháp luật quy định tương ứng với các mức tiền phạt khác nhau. Hành vi trộm cắp điện với số công tơ càng lớn thì mức tiền phạt càng lớn.
Bên cạnh đó, trường hợp trộm cắp điện từ 20.000 kWh trở lên được chuyển hồ sơ để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Khoản 1 Điều 44 Nghị định này, nhưng sau đó có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án của cơ quan có thẩm quyền hoặc trả lại hồ sơ thì áp dụng thời hạn xử phạt quy định tại Điều 63 Luật Xử lý vi phạm hành chính, mức phạt tiền quy định tại Điểm k Khoản 9 Điều này và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm d Khoản 12 Điều này.
Ngoài hình thức xử phạt chính, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi trộm cắt điện còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu tang vật, phương tiện dùng để vi phạm áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc bồi thường toàn bộ số tiền bị thiệt hại đối với hành vi vi phạm.
8. Trộm cắp điện có bị xử lý hình sự không?
Tóm tắt câu hỏi:
Dear Luật sư Luật Dương Gia! Tôi có nhu cầu tư vấn vấn đề cụ thể như sau: Luật sư tư vấn giúp tôi. Hiện tại tôi có 1 người bạn nhà có 25 phòng trọ, nhưng không biết đấu dây như thế nào mà bên điện lực gọi là đảo pha dây nên đã vào lập biên bản, tháo gỡ đồng hồ mang về, 1 đồng hồ phòng trọ đảo pha, 2 đồng hồ sử dụng gia đình nhưng do kéo dây từ đồng hồ phòng trọ mang về sử dụng thêm, lập 3 biên bản. Nếu trường hợp này khi lên giải trình thì sẽ như thế nào luật sư? và mức phạt đóng là bao nhiêu rồi có bị truy tố hình sự không luật sư ? Nhờ luật sư tư vấn giúp tôi!
Luật sư tư vấn:
Để xác định hành vi trộm cắp điện sẽ phải do nhân viên điện lực kiểm tra, xác định để có căn cứ là trộm cắp điện hay không. Một số hành vi liên quan đến trộm cắp điện như:
+ Tự tiện đấu nối, câu móc lấy điện trên hệ thống điện;
+ Cố ý làm hỏng công tơ để dùng điện; khoan lỗ vỏ công tơ để chặn đĩa quay; lật nghiêng hoặc đảo ngược công tơ…
+ Cắt đứt hoặc xâm phạm chì niêm phong;
+ Tác động nhằm làm sai lệch chỉ số đo đếm của công tơ và các thiết bị liên quan đến đo đếm điện; đấu tắt cuộn dòng…
+ Dùng phương thức thay đổi sơ đồ đấu dây vào công tơ để công tơ đo đếm không chuẩn hoặc không đo đếm; đảo pha công tơ và sử dụng dây nguội ngoài…
+ Tạo xung áp, xung dòng và dùng nam châm có từ trường lớn tác động vào công tơ
= > Nếu bên điện lực kiểm tra và phát hiện ra hành vi vi phạm thì sẽ phụ thuộc vào số lượng điện tiêu thụ mà bên bạn của bạn đã sử dụng mà không đúng với số tiền nộp (trộm cắp điện).
Theo quy định tại Nghị định 134/2013/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2013
“9. Phạt tiền đối với hành vi trộm cắp điện dưới mọi hình thức như sau:
a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng dưới 1.000kWh;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 1.000kWh đến dưới 2.000kWh;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 2.000kWh đến dưới 4.500kWh;
d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 4.500kWh đến dưới 6.000kWh;
đ) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 6.000kWh đến dưới 8.500kWh;
e) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 8.500kWh đến dưới 11.000kWh;
g) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 11.000kWh đến dưới 13.500kWh;
h) Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 13.500kWh đến dưới 16.000kWh;
i) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 16.000kWh đến dưới 18.000kWh;
k) Phạt tiền từ 45.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 18.000kWh đến dưới 20.000kWh.
10. Đối với trường hợp trộm cắp điện từ 20.000 kWh trở lên được chuyển hồ sơ để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Khoản 1 Điều 44 Nghị định này, nhưng sau đó có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án của cơ quan có thẩm quyền hoặc trả lại hồ sơ thì áp dụng thời hạn xử phạt quy định tại Điều 63 Luật xử lý vi phạm hành chính, mức phạt tiền quy định tại Điểm k Khoản 9 Điều này và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm d Khoản 12 Điều này.”
=> Trường hợp trộm cắp điện từ 20.000 kWh trở lên được chuyển hồ sơ để truy cứu trách nhiệm hình sự.
9. Phạt tiền đối với hành vi trộm cắp điện
Tóm tắt câu hỏi:
gia đình tôi khi nhân viên điện lực kiểm tra phát hiện không rõ kẻ nào cắt đứt mất 1 đầu dây mát và có lập biên bản là: tự ý cắt nguội nguồn điện vào công tơ và lấy nguội ngoài công tơ để trộm cắp điện. nhưng những nội dung trên gia đình tôi không làm mà chỉ nhờ người quản lý điện của thôn đấu cho tôi sử dụng thêm nguồn điện của công tơ nhà bên cạnh không dùng. vậy quy tránh nhiệm cho gia đình tôi thì mức phạt như thế nào? cách tính mức độ tiêu thụ để phạt trong 1 năm có đúng không?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định 134/2013/NĐ-CP:
“3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tự ý lắp đặt, đóng, cắt, sửa chữa, di chuyển, thay thế các thiết bị điện và công trình điện của bên bán điện;
b) Không thông báo cho bên bán điện biết trước 15 ngày khi có nhu cầu chấm dứt
Và thro quy định tại khoản 9 Điều 12 Nghị định 134/2013/NĐ-CP:
“9. Phạt tiền đối với hành vi trộm cắp điện dưới mọi hình thức như sau:
a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng dưới 1.000kWh;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 1.000kWh đến dưới 2.000kWh;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 2.000kWh đến dưới 4.500kWh;
d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 4.500kWh đến dưới 6.000kWh;
đ) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 6.000kWh đến dưới 8.500kWh;
e) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 8.500kWh đến dưới 11.000kWh;
… “
Luật sư tư vấn về trộm cắp điện qua tổng đài:1900.6568
Có thể thấy, về cơ bản khi gia đình bạn thực hiện hành vi tự ý cắt nguồn điện và trộm cắp điện thì sẽ bị xử lý như trên. Tuy nhiên gia đình bạn không thực hiện việc cắt nguồn điện mà chỉ tự ý đấu nối để sử dụng điện của một hộ khác không dùng thì gia đình bạn cần phải chứng minh vấn đề này để khoogn bị xử phạt về hành vi tự ý cắt nguồn điện, còn với hành vi trộm cắp điện thì vẫn sẽ bị xử lý. Việc tính số KW điện là bao nhiêu thì sẽ phụ thuộc vào thời điểm gia đình bạn bắt đầu thực hiện hành vi này. Nếu xác định thời gian tính mức độ tiêu thụ điện là một năm xác là không đúng so với thực tế thì gai đình bạn có quyền gửi đơn khiếu nại tới cơ quan điện lực để xem xét giải quyết.