Trách nhiệm khi xảy ra sự cố ở các dự án trên cao theo quy định của "Bộ luật hình sự 2015", sửa đổi, bổ sung 2009 và "Bộ luật dân sự 2015".
Trách nhiệm khi xảy ra sự cố ở các dự án trên cao theo quy định của Bộ luật Hình sự 1999, sửa đổi, bổ sung 2009 và Bộ luật Dân sự 2005.
Trong thời gian gần đây, thành phố Hà Nội đã cho triển khai nhiều công trình giao thông đô thị trọng điểm, điển hình như Dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông, Ga Hà Nội – Nhổn hay đường vành đai 2 trên cao đoạn Bưởi tới cầu Nhật Tân. Về lâu dài, các dự án này sẽ làm cho bộ mặt của Thủ đô đẹp hơn, văn minh, hiện đại hơn và làm giảm tình trạng ách tắc giao thông cục bộ. Tuy nhiên, trước mắt thì các dự án này đang gây ách tắc giao thông nghiêm trọng, không chỉ vậy, còn gây nguy hiểm cho những người tham gia giao thông, khi mà các công trình này được thi công ở trên cao. Thực tế đã cho thấy, đã có nhiều sự cố khi đang thi công tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông làm 1 người chết, 2 người bị thương và làm hư hỏng nhiều ô tô, mô tô đang lưu thông trên trục đường Nguyễn Trãi, Quận Hà Đông, Quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Như vậy, đối với những hậu quả nêu trên, các công nhân hay các nhà thầu tham gia xây dựng công trình này có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?
Trong trường hợp gây hậu quả làm chết người, nhà thầu nói chung hay các công nhân đang thi công trên công trường sẽ có thể bị truy cứu tội vô ý làm chết người theo quy định tại Khoản 1, Điều 98 hay tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo quy định tại Điều 285, Bộ luật Hình sự 1999, sửa đổi, bổ sung 2009. Bởi lẽ, việc buông lỏng quản lý của các nhà thầu trong khâu đảm bảo an toàn lao động và an toàn trong khu vực thi công đã dẫn đến hậu quả gây chết người.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Còn về phía các công nhân thi công trên công trường, họ là những người trực tiếp thực hiện việc thi công và có thể coi đây là hậu quả do họ trực tiêp gây ra bởi sự bất cẩn của họ thì họ cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 285, Bộ luật Hình sự 1999, sửa đổi, bổ sung 2009) hoặc vô ý làm chết người (Điều 98, Bộ luật Hình sự 1999, sửa đổi, bổ sung 2009). Đồng thời, nhà thầu sẽ phải tiến hành bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm hại theo quy định tại Điều 610, Bộ luật Dân sự 2005.
Đối với trường hợp gây thiệt hại về tài sản thì nhà thầu sẽ phải tiến hành việc bồi thường thiệt hại về tài sản và sức khỏe của người bị hại theo quy định tại Điều 608, 609 của Bộ luật Dân sự 2005.
Mong rằng, các công trình giao thông đô thị trọng điểm của thành phố Hà Nội sẽ được thi công đúng tiến độ và điều quan trọng hơn cả là đảm bảo an toàn cho người dân khi tham gia giao thông.