Quy định về khoảng cách đỗ xe của ô tô với cổng, lề đường? Mức phạt khi dừng đỗ xe sai quy định? Phân biệt dừng và đỗ xe khác nhau như thế nào?
Trên các tuyến đường, cung đường rộng và thoáng mát thì việc đỗ xe thật quá dễ dàng đối với người lái xe, tuy nhiên đây lại là vấn đề hết sức khó khăn đối với những tuyến đường nằm trong đô thị, bởi trong đô thị thường sẽ có mật độ dân số đông và đường rất hẹp, đỗ xe đúng quy định là yêu cầu buộc phải thực hiện đúng để đảm bảo an toàn cho các phương tiện khác di chuyển, tránh va chạm. Vậy pháp luật đã đề ra quy định về khoảng cách đỗ xe của ô tô với cổng, lề đường ra sao? Hãy theo dõi ngay dưới đây để biết chi tiết hơn về ván đề này nhé.
Cơ sở pháp lý: Nghị định Số: 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
Dịch vụ Luật sư
Mục lục bài viết
1. Quy định về khoảng cách đỗ xe của ô tô với cổng, lề đường:
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi đỗ xe ô tô cách cổng cơ quan của tôi 04m, bên công an giao thông đã gọi bảo vệ và yêu cầu tôi ra làm việc do có hành vi đỗ xe trái quy định và yêu cầu lập biên bản, như vậy có đúng hay không? Tôi đỗ khoảng cách như vậy cũng rất bảo đảm cho xe ra vào của cơ quan rồi? Tôi xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Bạn đang đỗ xe với khoảng cách 04m, gần cổng cơ quan thì bạn cần đảm bảo là khoảng cách bạn nêu có chính xác chưa, bên cơ quan có bố trí xe ra vào hay thuộc nơi cấm dừng đỗ xe hay không?
Đối với giao thông trong các khu đô thi do đặc thù thường có mật độ phương tiện tham gia giao thông lớn, có nhiều công trình đường bộ… dễ xảy ra nguy cơ ùn tắc nên ngoài những quy định khi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ (quy định tại Điều 18
” Phải cho xe dừng, đỗ sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi của mình; bánh xe gần nhất không được cách xa lề đường, hè phố quá 0,25 mét và không gây cản trở, nguy hiểm cho giao thông.Trường hợp đường phố hẹp, phải dừng xe, đỗ xe ở vị trí cách xe ô tô đang đỗ bên kia đường tối thiểu 20 mét.
Không được dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện, trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước. Không được để phương tiện giao thông ở lòng đường, hè phố trái quy định”.
Như vậy thông qua quy định trên nhìn trên thực tế ta thấy việc dừng và đỗ xe đúng quy định của pháp luật ddeeeer đảm bảo an toàn không chỉ là yêu cầu bắt buộc mà còn là thể hiện trách nhiệm của người cầm lái đối với sự an toàn của người và phương tiện lưu thông trên đường.
Nhằm hướng dẫn cho người điều khiển xe ô tô, đồng thời tạo cơ sở để xử lý các vi phạm giao thông có nguy cơ dẫn đến tai nạn, Luật Giao thông đường bộ đã ban hành những quy định về dừng và đỗ xe đối với mỗi phương tiện. Các tài xế cần nắm rõ những quy định này để tránh bị xử phạt.
Như vậy từ những điều đã đưa ra như trên để dừng xe, đỗ xe đúng quy định, tài xế cần nhận biết, phân biệt các ký hiệu và ý nghĩa của các loại biển báo, đồng thời nắm vững các nguyên tắc khi dừng và đỗ xe.
Khi chúng ta dùng đỗ xe cũng nên lưu ý rằng đối với người điều khiển phương tiện cũng cần lưu ý những khu vực không được phép dừng xe, đỗ xe như bên trái của đường một chiều, đường có kích thước bề rộng hẹp, chỉ đủ cho một làn xe.
Ngoài ra thì đối với những đoạn đường cong và gần đầu dốc bị khuất tầm nhìn, vị trí che khuất biển báo, trên cầu, gầm cầu vượt, phần đường dành cho người đi bộ sang đường, vị trí song song sát với xe khác đang dừng đỗ cũng là những nơi cấm dừng và đỗ xe.
Tóm lại đối với xe ô tô pháp luật cũng có quy định không được dừng xe, hay đỗ xe tại các vị trí thường xuyên có phương tiện khác rẽ qua vì rất nguy hiểm như đường giao nhau và phạm vi 5m từ mép của đường giao nhau, phạm vi an toàn đường sắt, điểm dừng của xe buýt hay trong phạm vi 5m hai bên cổng trụ sở các cơ quan, tổ chức.
Kết luận: Có thể thấy để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người tham gia giao thông và ngoài ra còn để hạn chế những va chạm không đáng có và tránh bị phạt do vi phạm luật giao thông, người lái nên dừng xe, đỗ xe đúng quy định và nhất là khi lái xe trong đường đô thị, tài xế cần quan sát kỹ các biển báo và điều kiện giao thông để dừng và đỗ xe ở vị trí an toàn. Trong trường hợp không cần thiết, người lái xe ô tô không nên đỗ xe trên đường phố mà ưu tiên các bãi đậu xe để hạn chế tình trạng ùn tắc giao thông, đồng thời bảo vệ tối đa cho tài sản của mình.
2. Mức phạt khi dừng đỗ xe sai quy định:
Như vậy để có thể đảm bảo tài xế tuân thủ các quy định về dừng đỗ xe, căn cứ theo quy định của Luật Giao thông đường bộ cũng quy định rõ về việc phạt vi phạm đối với các trường hợp dừng xe, đỗ xe không đúng nơi quy định. Mức phạt được áp dụng theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt đã quy đinh. có các mức phạt như sau:
+ Mức phạt từ 200.000 – 400.000 đồng
+ Mức phạt từ 400.000 – 600.000 đồng
+ Mức phạt từ 800.000 – 1 triệu đồng
+ Mức phạt từ 1 – 2 triệu đồng
+ Mức phạt từ 6 – 8 triệu đồng
+ Mức phạt từ 10 – 12 triệu đồng
Như vậy dựa trên quy định này với việc dừng đỗ xe sai quy định có thể xác định thông qua căn cứ và còn tùy thuộc vào từng trường hợp vi phạm. Điều 5, Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt đã quy định rõ mức phạt đối với từng hành vi vi phạm cụ thể. Chủ xe cần tìm hiểu dừng đỗ xe sai quy định phạt bao nhiêu tiền để nâng cao ý thức và hạn chế vi phạm pháp luật. Để tránh bị xử phạt, người sử dụng phương tiện cần đỗ xe đúng quy định, đồng thời nên lựa chọn đỗ ở các bãi xe uy tín để đảm bảo an toàn, an ninh.
3. Phân biệt dừng và đỗ xe khác nhau như thế nào:
Về vấn đề này của bạn thì tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 18
– Dừng xe là trạng thái đứng yên tạm thời của phương tiện giao thông trong một khoảng thời gian cần thiết đủ để cho người lên, xuống phương tiện, xếp dỡ hàng hóa hoặc thực hiện công việc khác.
– Đỗ xe là trạng thái đứng yên của phương tiện giao thông không giới hạn thời gian.
Căn cứ theo quy định này dừng xe và đỗ xe cưn bản đó là hai khái niệm này có những sự khác biệt cơ bản nhất giữa đỗ xe và dừng xe là ở thời gian đứng yên của xe. Ví dụ như dừng xe là xe đứng yên có thời hạn và người điều khiển không được tắt máy hay rời khỏi vị trí lái khi dừng xe còn đỗ xe là cho xe đứng yên mà không giới hạn thời gian.
Hiện nay tuy rất quen thuộc nhưng có rất nhiều người vẫn nhầm và xem như hai khái niệm dừng và đỗ xe giống nhau nhưng thực chất đây là hai hành động hoàn toàn khác nhau. Điều này đã được nêu rõ tại điều 18, Luật Giao thông đường bộ hiện hành.
Có thể hiểu chi tiết nhất thì việc chúng ta dừng xe được hiểu là việc của tài xế điều khiển xe cho xe đứng yên tạm thời của phương tiện trong một khoảng thời gian cần thiết đủ để thực hiện các hành động như cho người lên hay xuống xe, xếp dỡ hàng hóa, chờ đèn tín hiệu giao thông… Còn đỗ xe là trạng thái đứng yên không giới hạn thời gian của phương tiện đó.
Thông qua các thông tin chúng tôi cung cấp trên đây ta thấy về cơ bản thì dừng và đỗ xe khác nhau về mặt thời gian. Trong khi dừng xe chỉ là hành động tạm thời, có giới hạn về thời gian thì đỗ xe lại không ràng buộc về điều này, theo đó chúng ta chỉ cần người sử dụng đỗ xe đúng quy định của pháp luật để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.
Trên đây là các thông tin pháp lý chúng tôi cung cấp về nội dung ” Quy định về khoảng cách đỗ xe của ô tô với cổng, lề đường” và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành. Hi vọng các thông tin trên đây sẽ hữu ích đối với bạn đọc và đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo của chúng tôi nhé.