Để bảo vệ những thành quả cách mạng, làm thất bại mọi âm mưu của các thế lực thù địch, bảo đảm vững chắc cho công cuộc đổi mới đất nước, trấn áp mọi hoạt động trực tiếp xâm phạm, pháp luật ghi nhận rõ ràng về tội gián điệp. Tội gián điệp là gì? Ý nghĩa việc quy định tội gián điệp trong Luật hình sự?
Mục lục bài viết
1. Gián điệp là gì?
Gián điệp là (Hành vi) thu thập, cung cấp cũng như hành vì khác liên quan đến việc thu thập, cung cấp các bí mật nhà nước cũng như các thông tin khác giúp cho nước ngoài chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
2. Ý nghĩa việc quy định tội gián điệp trong Luật hình sự:
Tại phần tội phạm chương XI của Bộ luật hình sự quy định về các tội xâm phạm an ninh quốc gia, đã quy định về Tội gián điệp như sau:
“1. Người nào có một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Hoạt động tình báo, phá hoại hoặc gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại chống nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
b) Gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại theo sự chỉ đạo của nước ngoài; hoạt động thám báo, chỉ điểm, chứa chấp, dẫn đường hoặc thực hiện hành vi khác giúp người nước ngoài hoạt động tình báo, phá hoại;
c) Cung cấp hoặc thu thập nhằm cung cấp bí mật Nhà nước cho nước ngoài; thu thập, cung cấp tin tức, tài liệu khác nhằm mục đích để nước ngoài sử dụng chống nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 15 năm.
3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
4. Người đã nhận làm gián điệp, nhưng không thực hiện nhiệm vụ được giao và tự thú, thành khẩn khai báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thì được miễn trách nhiệm hình sự về tội này.”
Căn cứ vào các quy định trên, có thể hiểu tội gián điệp là những hành vi nguy hiểm cho xã hội (được liệt kê tại điều luật đã nêu) do người nước ngoài, người không quốc tịch hoặc công dân Việt Nam thực hiện với lỗi cố ý xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, khả năng quốc phòng, an ninh đối ngoại của đất nước, sự tồn tại và sự vững mạnh của quốc gia.
Việc quy định tội gián điệp trong Bộ luật hình sự có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc xác định giới hạn hành vi nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia nói chung, cũng như xác định chính xác hành vi cụ thể nào xâm phạm khách thể trực tiếp của tội gián điệp để từ đó quyết định loại và mức hình phạt tương ứng, tạo cơ sở vững chắc cho đấu tranh phòng, chống tội phạm này một cách có hiệu quả.
3. Bố làm gián điệp Trung Quốc có ảnh hưởng gì đến em vợ không?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào
Hiện tôi đang gặp phải một tình huống vô cùng trớ trêu, mong DƯƠNG GIA tư vấn giúp:
– Năm 2003, Bố tôi bị bắt và bị kết án 19 năm tù về tôi gián điệp cho Trung Quốc. Đến tháng 4/2013 thì bố tôi bị mắc bện tai biến mạch máu lão và qua đời.
– Tôi và bạn gái dự định kết hôn vào tháng 10/2014 này. Bạn gái tôi có cậu em trai năm nay thi ĐH phòng cháy chữa cháy. Bản thân tôi lý lịch trong sạch và gia đình bạn gái cũng vậy.
Vậy xin được hỏi:
– Nếu cậu em bạn gái tôi đỗ ĐH phòng cháy chữa cháy thì có được học không? Và có ảnh hưởng gì đến việc học hành, công tác sau này của em ý không?
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tuyển sinh của các trường ĐH, học viện thuộc lực lượng công an nhân dân thì tất cả thí sinh dự thi vào học viện, các trường ĐH của Bộ Công an đều phải qua sơ tuyển tại công an các tỉnh, thành phố nơi thí sinh đăng ký hộ khẩu thường trú. Quy định này chỉ áp dụng đối với hệ quân sự, đối với hệ dân sự thì thí sinh không phải tham gia sơ tuyển và nộp hồ sơ đăng ký dự thi giống như các trường ĐH dân sự khác.Chỉ sơ tuyển sức khỏe và xác minh hồ sơ lý lịch, không yêu cầu sơ tuyển năng khiếu.
Căn cứ vào
a) Yêu cầu về sức khỏe
Về mắt: thí sinh phải đạt yêu cầu: thị lực không kính một mắt 10/10, tổng thị lực 2 mắt có thể từ 19 – 20/10. Thí sinh không có sẹo giác mạc hoặc sẹo đơn thuần, không có biến chứng của bệnh mắt hột, không lác mắt, thị trường không bị hẹp, không được cận, viễn thị, không có rối loạn sắc giác; đồng thời không có các bệnh về đáy mắt, hai mắt phải to đều nhau.
Về chỉ số tai mũi họng: phải có tai ngoài, tai giữa và tai trong bình thường; xương chũm bình thường, mũi bình thường. Trong trường hợp thí sinh viêm mũi dị ứng, viêm mũi mãn tính đơn thuần mà không có rối loạn chức năng hô hấp đáng kể vẫn có thể tuyển. Thí sinh phải có họng bình thường hoặc viêm họng mãn tính đơn thuần, thể trạng tốt thì vẫn được chấp nhận. Một yêu cầu quan trọng nữa là thanh quản bình thường, không nói lắp; các xoang mặt bình thường.
Về răng – hàm – mặt: theo quy định của Bộ Công an thì thí sinh phải đủ răng, không kể răng khôn, hoặc mất 1 đến 2 răng sức nhai còn trên 90% và đã làm răng giả xong không vi phạm tiêu chuẩn chung thì vẫn được chấp nhận.
Thí sinh không có răng sâu hoặc răng sâu men; không có răng viêm tuỷ, răng khôn bình thường hoặc có biến chứng đã điều trị tốt, không viêm lợi, không sứt môi, khe hở vòm miệng và không nói ngọng.
Những yêu cầu về tâm thần – thần kinh, về tuần hoàn, hệ hô hấp, tiêu hoá cũng được Bộ Công an yêu cầu chi tiết. Ví dụ, thí sinh không có bệnh tâm thần phân liệt, không có các loạn thần về triệu chứng, không động kinh, không có hội chứng suy nhược thần kinh của bệnh thần kinh thực tổn. Thí sinh mắc bệnh ra mồ hôi tay, chân ở mức độ nhẹ cũng có thể đạt yêu cầu sơ tuyển.
Huyết áp được coi là đạt tiêu chuẩn phải từ 110 – 125 mmHg, không viêm tắc động tĩnh mạch, không co giãn tĩnh mạch ở khoeo chân, cẳng chân, không có bệnh tim bẩm sinh, không có bệnh của cơ quan tạo máu.
Hệ hô hấp trong đó màng phổi, phế quản phải bình thường; thực quản, dạ dày, tá tràng phải bình thường… Liên quan đến hệ vận động như xương khớp, quy định nêu rõ: không mắc các bệnh mãn tính về khớp, không bị khớp giả hoặc không có chênh lệch chiều dài các chi, không mất các ngón tay, ngón chân, không thừa thiếu ngón tay, ngón chân, không lệch vẹo ngón chân cái…
Các chỉ số đặc biệt bao gồm: Không nghiện các chất ma tuý, màu và dạng tóc bình thường, không bị rối loạn sắc tố da và không có các vết xăm (trổ) trên da.
Về thể hình: Nam cao từ 1,64-1,80m, cân nặng từ 48kg đến không quá 75kg; nữ cao từ 1,58-1,72m, cân nặng từ 45kg đến không quá 57kg.
b) Yêu cầu về tuổi
Đối với cán bộ trong ngành tuổi không quá 28; học sinh THPT hoặc bổ túc THPT tuổi không quá 20; học sinh thuộc khu vực 1 tuổi không quá 22; chiến sĩ nghĩa vụ công an tuổi không quá 24 (tính đến ngày dự thi).
c) Yêu cầu về học lực
Thí sinh đã tốt nghiệp THPT, trong 3 năm học PTTH có học lực từ loại trung bình, xếp loại hạnh kiểm khá, tốt. Trong đó 3 môn thuộc khối dự thi đạt 6.00 điểm/1 môn trở lên.
Đối với học sinh nữ về học lực 3 năm PTTH đạt loại khá trở lên, điểm 3 môn thuộc khối dự thi đạt từ 7,0 điểm/1 môn trở lên. Có hạnh kiểm 3 năm THPT đạt từ loại khá, tốt.
Riêng đối tượng là học sinh đang học lớp 12 chỉ tính hạnh kiểm và học lực học kỳ I của lớp 12.
d) Hồ sơ lý lịch
Bản thân và gia đình chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của chính quyền địa phương. Có thân nhân trong gia đình (ông, bà nội, ngoại, cha, mẹ hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng…) đảm bảo tiêu chuẩn về chính trị theo quy định của Bộ Công an.
Như vậy, việc bố bạn từng bị bắt đi tù vì tội làm gián điệp cho Trung Quốc không hề ảnh hưởng gì tới việc theo học cũng như thăng tiến của em trai bạn gái bạn sau này nếu như em ấy thi đỗ vào trường Đại học phòng cháy chữa cháy.
4. Tội gián điệp:
Điều 110, Luật Hình sự quy định :Tội gián điệp
“1. Người nào có một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Hoạt động tình báo, phá hoại hoặc gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại chống nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
b) Gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại theo sự chỉ đạo của nước ngoài; hoạt động thám báo, chỉ điểm, chứa chấp, dẫn đường hoặc thực hiện hành vi khác giúp người nước ngoài hoạt động tình báo, phá hoại;
c) Cung cấp hoặc thu thập nhằm cung cấp bí mật Nhà nước cho nước ngoài; thu thập, cung cấp tin tức, tài liệu khác nhằm mục đích để nước ngoài sử dụng chống nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
3. Người đã nhận làm gián điệp, nhưng không thực hiện nhiệm vụ được giao và tự thú, thành khẩn khai báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thì được miễn trách nhiệm hình sự”.
Định nghĩa: Gián điệp là hành vi hoạt động tình báo, phá hoại hoặc gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại chống nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại theo sự chỉ đạo của nước ngoài; hoạt động thám báo, chỉ điểm, chứa chấp, dẫn đường hoặc thực hiện hành vi khác giúp người nước ngoài hoạt động tình báo, phá hoại; cung cấp hoặc thu thập nhằm cung cấp bí mật Nhà nước cho nước ngoài; thu thập, cung cấp tin tức, tài liệu khác nhằm mục đích để nước ngoài sử dụng chống nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Như vậy, tội danh này có đặc điểm pháp lý như sau:
Khách thể của tội phạm:
Khách thể của tội phạm: Tội gián điệp xâm hại đến an ninh quốc gia của Nhà nước CHXHCN Việt Nam, sự vững mạnh của hệ thống chính quyền Nhà nước XHCN Việt Nam.
Mặt khách quan của tội phạm:
– Hoạt động tình báo: là hành vi của người nước ngoài điều tra, thu thập mọi tin tức, tài liệu thuộc bí mật Nhà nước hoặc không thuộc bí mật Nhà nước để sử dụng chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam. Những tài liệu thuộc bí mật Nhà nước được quy định tại Pháp lệnh số
Công dân Việt Nam có hành vi điều tra, thu thập hoặc cung cấp cho nước ngoài những tài liệu thuộc bí mật Nhà nước hoặc tuy không thuộc bí mật Nhà nước, nhưng để nước ngoài sử dụng chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam. Đây là hoạt động chủ yếu, nổi bật nhất của tội gián điệp.
– Phá hoại: thể hiện ở hành vi làm cho đối tượng của tội phạm hoàn toàn mất hẳn, không còn khôi phục được giá trị sử dụng hoặc chỉ mất một bộ phận, còn có thể sửa chữa, khôi phục được giá trị sử dụng, cũng như thể hiện ở hành vi làm cho việc thực hiện các chính sách kinh tế, xã hội của Nhà nước bị cản trở, không hoàn thành được. Những hành vi đó có mục đích chống chính quyền nhân dân và vì lợi ích của nước ngoài.
– Gây cơ sở: thể hiện ở hành vi dụ dỗ, rủ rê, tìm người để có nơi ẩn náu, có người giúp đỡ và nói chung để tạo thuận tiện cho hoạt động gián điệp dưới một, hai hoặc ba mặt: hoạt động tình báo, phá hoại, gây cơ sở.
Hoạt động thám báo thể hiện ở hành vi hoạt động ở vùng biên giới vừa có tính chất thu thập tin tức, tình hình quân sự vừa có tính chất biệt kích vũ trang xâm nhập vào nội địa nước CHXHCN Việt Nam phục kích, tập kích, bắt cóc người.
Chủ thể của tội phạm:
Chủ thể của tội gián điệp có thể là người nước ngoài hoặc công dân Việt Nam. Người nước ngoài có thể là ngoại kiều hoặc người gốc Việt Nam mang quốc tịch nước ngoài. Ví dụ: người đang ở trong nước nhận nhiệm vụ của tổ chức gián điệp nước ngoài, của người nước ngoài hoặc người do tổ chức gián điệp nước ngoài tung về nước thực hiện công việc do chúng chỉ đạo.
Mặt chủ quan của tội phạm:
Tội gián điệp thuộc loại tội phạm có cấu thành hình thức, được coi là hoàn thành từ thời điểm chủ thể nhận lời làm gián điệp hoặc từ thời điểm chủ thể xâm nhập biên giới dù chưa hoạt động gì. Không phải tất cả những hành vi vượt biên trái phép rồi trở về và bị bắt ngay từ khi mới xâm nhập biên giới thì đều phạm tội gián điệp. Cơ quan tiến hành tố tụng phải có đầy đủ tài liệu chứng minh người đó trong thời gian ở nước ngoài đã nhận lời làm gián điệp cho một quốc gia nào đó.
Không phải bất cứ ai tiếp xúc với các cá nhân, cơ quan, tổ chức tình báo nào đó ở nước ngoài thì đều là gián điệp của cá nhân, cơ quan, tổ chức đó. Ngoài hoạt động tình báo, các cá nhân, cơ quan, tổ chức nào đó ở nước ngoài vẫn có những hoạt động xã hội bình thường với những cá nhân, tổ chức khác. Vì vậy, cơ quan tiến hành tố tụng cũng phải có tài liệu chứng minh chủ thể phạm tội đã có hành vi đồng ý làm gián điệp cho một cá nhân, cơ quan, tổ chức nào đó ở nước ngoài, nếu không có tài liệu chứng minh vấn đề này thì không đủ yếu tố cấu thành tội gián điệp.
Phải đảm bảo nguyên tắc: “ Lời nhận tội của bị can, bị cáo chỉ có thể được coi là chứng cứ, nếu phù hợp với các chứng cứ khác của vụ án. Không được dùng lời nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất để kết tội ” (Điều 72 Bộ luật Tố tụng Hình sự ).
Tội gián điệp và tội phản bội Tổ quốc giống nhau ở chỗ đều có mối quan hệ với nước ngoài, nhưng khác nhau ở chổ trong đặc điểm pháp lý của tội phản bội Tổ quốc sự quan hệ đó có tính chất qua lại, chặt chẽ, thể hiện hành vi “câu kết”. Tội gián điệp chỉ nhằm mục đích chống chính quyền một cách chung chung, còn tội phản bội Tổ quốc nhằm đích lật đổ chính quyền. Nếu hành vi gián điệp có câu kết với nước ngoài nhằm lật đổ chính quyền của Nhà nước CHXHCN Việt Nam thì đó là thuộc về tội phản bội Tổ quốc .
Tội phạm được thực hiện do cố ý. Động cơ của tội phạm không có ý nghĩa định tội, mà chỉ có ý nghĩa quyết định hình phạt…
Điều 110 BLHS năm 2015 quy định 4 khung hình phạt chính:
– Khung 1. Quy định hình phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình áp dụng đối với người phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
– Khung 2. Quy định hình phạt tù từ 05 năm đến 15 năm áp dụng đối với người phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng (như bị ép buộc, bị lừa dối mà chưa gây thiệt hại lớn hoặc có những hành động làm giảm bớt tác hại của tội phạm)
– Khung 3. Quy định hình phạt tù từ 01 năm đến 05 năm áp dụng đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội.
– Khung 4. Người đã nhận làm gián điệp, nhưng lại không thực hiện nhiệm vụ được giao và tự thú, thành khẩn khai báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì được miễn TNHS. Quy định này xuất phát từ đặc thù của cuộc đấu tranh phòng, chống tội gián điệp và nhằm góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này. Đây hoàn toàn không phải là trường hợp tứ ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội, vì tội gián điệp hoàn thành từ thời điểm người phạm tội nhận làm gián điệp cho cơ quan tình báo nước ngoài. Điều này thể hiện chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta đối với người mắc sai lầm nhưng đã ăn năn, hối cải, thành khẩn khai báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Hình phạt bổ sung: Ngoài hình phạt chính, người phạm tội còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung quy định tại Điều 122 BLHS năm 2015, đó là tước một số quyền công dân từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.