Hạn chế trong quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lý thương mại. Các quy định này trong Luật thương mại còn gì hạn chế?
Hạn chế trong quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lý thương mại. Các quy định này trong Luật thương mại còn gì hạn chế?
Hạn chế trong quy định của pháp luật về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng trong quan hệ đại lý thương mại là:
-Việc xác định thời gian thông báo và giá trị bồi thường trong việc đơn phương chấm dứt hợp đồng rất phức tạp. Tuy nhiên, cách quy định giá trị khoản bồi thường của Luật thương mại 2005 mang tính chủ quan, không phù hợp nguyện tắc tính bồi thường thiệt hại. Điều 177 chỉ quy định bồi thường về thù lao. Tuy nhiên, trong thực tế, bên đại lý phải tốn rất nhiều chi phí khác. Vì quan hệ giữa hai bên đại lý và bên giao đại lý là quan hệ lâu dài, bên đại lý thường phải đầu tư rất nhiều cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng để chứa đựng hàng hóa của bên giao đại lý. Do đó, nên bổ sung về chi phí quản lí như: vận chuyển, bảo quản hàng hóa, xây dựng cơ sở hạ tầng. Ngoài ra có thể tính phí cơ hội như bên đại lý bỏ qua cơ hội làm đại lý cho bên khác để làm đại lý cho bên giao đại lý hoặc chi phí phát sinh khi việc bên giao đại lý đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lý thương mại làm cho việc sản xuất kinh doanh của bên đại lý không ổn định được. Vì thông thường, bên đại lí thường chịu nhiều thiệt hại khi chấm dứt hợp đồng đại lý thương mại hơn là bên giao đại lý.
Việc bồi thường theo khoản 2 Điều 177 Luật thương mại 2005 là quy định cứng của pháp luật, tuy nhiên hợp đồng đại lý là một loại hợp đồng dịch vụ dân sự nên nó mang những đặc điểm chung của hợp đồng dân sự đó là sự thỏa thuận, do đó việc bồi thường có thể được hai bên thỏa thuận để phù hợp điều kiện và hoàn cảnh thực tại.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
-Quy định của pháp luật cần bảo vệ quyền lợi của bên đại lý trong trường hợp bên giao đại lý không thực hiện nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ buộc bên đại lý phải chấm dứt hợp đồng. Cụ thể, trong trường hợp này cần xử lí theo khoản 2 Điều 525 Bộ luật dân sự 2005: “2. Trong trường hợp bên thuê dịch vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình hoặc thực hiện không đúng theo thoả thuận thì bên cung ứng dịch vụ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại”
–Luật thương mại 2005 chỉ quy định một số trường hợp về việc chấm dứt hợp đồng đại lý. Nên khi áp dụng cần phải quay trở lại luật gốc, cụ thể là Bộ Luật Dân sự 2005. Đại lý thương mại có những đặc trưng riêng nên việc quy định cụ thể về các trường hợp chấm dứt hợp đồng là cần thiết, nhất là trong điều kiện hiện nay khi mà hình thức đại lý đang ngày càng được mở rộng phạm vi cũng như lĩnh vực hoạt động.