Ảnh hưởng của bội chi ngân sách nhà nước đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Bội chi ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay những vấn đề thực trạng và giải pháp.
Bội thu ngân sách nhà nước là một trong những hiện tượng kinh tế cần phải được ngăn ngừa. Bởi ảnh hưởng của nó tới nền kinh tế là vô cùng nghiêm trọng. Bội thu là việc tổng thu thấp hơn tổng chi. Vậy những nguyên nhân nào dẫn tới bội thu và ảnh hưởng của bội thu nghiêm trọng như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật Dương gia sẽ giúp cho bạn đọc có thêm những kiến thức về vấn đề này.
Mục lục bài viết
1. Khái niệm bội chi ngân sách nhà nước là gì?
Bội chi ngân sách nhà nước được hiểu là tổng số chi lớn hơn tổng số thu trong năm ngân sách, tình trạng mất cân đối của ngân sách , phản ánh sự thiếu hụt của nền tài chính.
Như vậy, ta có thể hiểu bội thu ngân sách nhà nước là khi trong năm ngân sách đó của nhà nước xuất hiện sự chênh lệch lớn giữa hai khoản thu và chi của năm đó. Tình trạng này xuất hiện là do mất sự cân đối trong ngân sách nhà nước. Tình trạng bội chi ngân sách nhà nước là sự phản ánh rõ ràng nhất trong việc quản lý ngân sách nhà nước có sự thiếu hụt giữa thu và chi
2. Nguyên nhân của bội chi ngân sách nhà nước:
Có hai nguyên nhân chính dẫn đến bội chi ngân sách nhà nước bao gồm:
+ Nguyên nhân khách quan : Bội chi ngân sách nhà nước là việc tổng số thu nhỏ hơn tổng số chi, chính vì vậy việc nguồn thu của nhà nước bị giảm sút sẽ là nguyên nhân đầu tiên dẫn đến việc bội chi ngân sách. Các khoản thu thì giảm xuống mà các khoản chi thì giữ nguyên hoặc có xu hướng tăng lên.
Đây là lý do đầu tiên khiến cho việc bội chi ngân sách nhà nước xuất hiện. Việc các khoản thu ngân sách nhà nước bị giảm sút thường bắt nguồn từ các nguyên nhân như nền kinh tế bị suy thoái do thiên tai,. dịch bệnh, do khủng hoảng kinh tế toàn cầu…Nhà nước phải chi quá nhiều vào những khoản trợ cấp xã hội do khủng hoảng kinh tế, chi cho những ngành kinh tế chính khi bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh…..
Vì lý do này, nguồn thu của ngân sách nhà nước không thể đáp ứng đủ cho những nguồn chi ở thời điểm năm ngân sách đó. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến việc bội chi ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, khi tình hình an ninh thế giới bất ổn, tình hình chính trị diễn ra phức tạp thì việc sử dụng thu ngân sách nhà nước cũng gặp khó khăn. Việc chi ngân sách vào những chính sách bảo vệ an ninh quốc gia sẽ tăng lên.
Việc chi ngân sách cho an ninh tăng lên ít hay nhiều phụ thuộc vào tình hình diễn biến có căng thẳng phức tạp hay không. Tất cả các lý do này sẽ tác động không nhỏ tới việc thu và chi ngân sách nhà nước. Việc bội chi ngân sách nhà nước cũng từ đó mà diễn biến phức tạp hơn.
+ Nguyên nhân chủ quan : Bội chi ngân sách nhà nước hình thành do nguyên nhân chủ quan, thường xảy ra đối với nhà nước trong năm ngân sách đó khi mà việc sử dụng nguồn ngân sách bị mất cân đối. Việc thu ngân sách vẫn diễn ra như mọi năm ngân sách khác. Tuy nhiên, việc sử dụng nguồn chi bị chênh lệch so với những năm trước đó.
Việc phân bổ nguồn ngân sách vào các ngành sản xuất, sử dụng ngân sách cho những chính sách đầu tư kinh tế, dự án kinh tế lớn chưa được tính toán kỹ càng dẫn đến việc lãng phí nguồn chi, gây thất thoát lớn đối với nguồn ngân sách nhà nước. Trong khi đó, nguồn thu thì hạn chế không thể thay đổi. Bởi nguồn thu ngân sách nhà nước được lấy từ việc đóng thuế, gây quỹ, nộp phạt trong các lĩnh vực xã hội, việc tăng những khoản thu này sẽ gây ra hiệu ứng tiêu cực trong xã hội.
Chính vì lý do này, việc khắc phục tình trạng thiếu nguồn thu ngân sách nhà nước là vô cùng khó. Nhà nước không cân đối được việc thu và chi ngân sách sẽ là nguyên nhân chủ quan dễ gây ra tình trạng bội chi ngân sách nhà nước.
Ngoài ra các lý do bất khả kháng và bất ngờ cũng là một trong những nguyên nhân dễ dẫn đến tình trạng bội chi ngân sách nhà nước ví dụ như: việc tham ô, tham nhũng, rút lõi từ những chính sách đầu tư, những dự án sử dụng nguồn thu ngân sách nhà nước sẽ là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến sự thất thoát nguồn thu ngân sách, việc dải ngân của nhà nước quá lớn, nhưng trên thực tế việc áp dụng nguồn thu lại bị cắt xén dẫn đến thiếu nguồn đầu tư, các chính sách đầu tư lại thiếu nguồn đầu tư và nhà nước lại tiếp tục dải ngân… Tình trạng này cũng là một trong những lý do khiến việc nguồn chi cao hơn nguồn thu và việc bội chi ngân sách nhà nước xuất hiện.
3. Ảnh hưởng của bội chi ngân sách nhà nước:
Tình trạng bội chi ngân sách nhà nước (NSNN) có những ảnh hưởng hết sức rộng lớn trên tất cả các lĩnh vực, các hoạt động kinh tế xã hội. Việc thâm hụt ngân sách nhà nước ở mức độ cao và kéo dài sẽ làm cho Nhà nước phải tìm cách tăng các khoản thu, như vậy sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống kinh tế-xã hội của người dân. Việc bội chi ngân sách nhà nước sẽ khiến cho tất cả các hoạt động trong xã hội bị ảnh hưởng như:
+ Đối với nền kinh tế : Việc bội chi ngân sách nhà nước sẽ gây ra việc thiếu nguồn thu, khi thiếu nguồn thu nhà nước sẽ đánh vào những khoản phải thu như thuế, lệ phí… Việc tăng các khoản thuế, lệ phí khiến cho việc mua bán, kích cầu cũng bị tụt giảm, nền kinh tế sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên và vô cùng nghiêm trọng
+ Đối với đời sống kinh tế- xã hội : Đời sống của người dân cũng sẽ bị ảnh hưởng không hề nhỏ khi năm ngân sách đó của nhà nước xuất hiện việc bội chi ngân sách. Nền kinh tế bị ảnh hưởng sẽ là nguyên nhân dẫn đến đời sống kinh tế của người dân bị kéo theo. Việc mua bán, giao dịch trong đời sống bị trì trệ, cuộc sống thiếu thốn, từ đó kéo theo sự tụt giảm của những ngành khác như vui chơi giải trí, du lịch, văn hóa giáo dục cũng từ đó mà tụt giảm…
4. Giải pháp hạn chế bội chi ngân sách nhà nước:
Nhà nước ta cũng đã có nhiều chính sách và biện pháp để khắc phục tình trạng bội chi ngân sách nhà nước. Nhà nước liên tục quan tâm, sát sao trong mọi hoạt động về thu và chi ngân sách nhà nước để hạn chế nhất có thể dẫn đến việc bội chi ngân sách nhà nước.
Về cơ bản, hầu hết Chính phủ các nước đều dùng các biện pháp để khắc phục bội chi ngân sách nhà nước như: Vay trong nước, vay nước ngoài hoặc phát hành tiền. Tùy vào từng điều kiện và hoàn cảnh cụ thể mà các nguồn bù đắp bội chi được sử dụng riêng rẽ hay kết hợp nhưng tất cả các biện pháp trên đều tác động lên nền kinh tế của đất nước.
Khi chính phủ khắc phục bội chi ngân sách nhà nước bằng cách phát hành trái phiếu thì chính phủ cũng phải trả tiền nợ gốc và lãi trái phiếu trong tương lai, như vậy sẽ phải gây áp lực lên xã hội bằng việc tăng thuế. Bằng cách này bội chi ngân sách nhà nước không gây lạm phát và đặc biệt trong trường hợp bội chi được tài trợ từ các dự án đầu tư sinh lợi thì nó lại có động lực cho sự phát triển của nền kinh tế trong dài hạn.
Khi chính phủ sử dụng giải pháp phát hành tiền thì ngay lập tức làm cho lượng tiền cung ứng trong lưu thông tăng. Cung tiền tăng là một yếu tố quan trọng làm tăng tổng cầu. Trong bối cảnh suy thoái kinh tế, tăng cung tiền có tác dụng kích thích nền kinh tế, thúc đẩy tiến tới mức tiềm năng, ảnh hưởng lạm phát là tối thiểu. Tuy nhiên bội chi kéo dài trong thời kỳ kinh tế tăng trưởng phát hành tiền sẽ gây ra lạm phát cao, rất nguy hại cho nền kinh tế.
Nợ quốc gia và những bất ổn trong nền kinh tế: Quy mô nợ công của Chính phủ tùy thuộc vào số nợ vay là để tài trợ cho tiêu dùng hay đầu tư đó. Nếu chính phủ chấp nhận bội chi để tài trợ cho các dự án có hiệu quả, có khả năng sinh lời trong dài hạn thì chính lợi tức từ dự án lại tạo ra và làm tăng nguồn thu trong dài hạn cho ngân sách nhà nước và từ đó giúp Nhà nước chi trả được nợ gốc và lãi cho các khoản vay tài trợ bội chi trong quá khứ.
Trường hợp bội chi ngân sách nhà nước được sử dụng cho mục đích tiêu dùng tức thời thì phần lớn ảnh hưởng của nó chỉ tác động đến tổng cầu trong ngắn hạn và trong dài hạn nó không tạo ra một nguồn thu tiềm năng cho ngân sách mà chính nó làm nặng nề hơn khoản nợ công trong tương lai.
Luật sư
Thâm hụt cán cân thương mại: Bù đắp bội chi ngân sách nhà nước bằng cách tăng vay nợ góp phần làm tăng lãi suất, sẽ ảnh hưởng bất lợi đến cán cân thanh toán thương mại quốc tế. Lãi suất thị trường trong nước sẽ tăng lên cao so với các đồng tiền của các nước khác trên thế giới thì người nước ngoài sẽ tìm cách kiếm đồng nội tệ của nước có bội chi để mua các chứng khoán chính phủ và các tài sản tài chính khác dẫn đến tình trạng nhập siêu ở nước có ngân sách bội chi lớn.
Nhà nước thực hiện việc phát hành thêm tiền để đưa lưu thông. Đây là một trong những biện pháp dễ giải quyết và khắc phục nhanh nhất tình trạng bội chi. Tuy nhiên nếu áp dụng phương pháp này rất dễ gây ra lạm phát trong nền kinh tế. Nhà nước cần cân đối phương án sử dụng để tránh việc lạm phát có thể xảy ra
Thực hiện tăng các khoản thu trong việc thu ngân sách, đặc biệt là việc tăng thuế. Tuy nhiên để thực hiện được phương án này, nhà nước cần cân đối nền kinh tế tại thời điểm đó. Bởi lẽ, việc tăng thuế là việc gây ra hiệu ứng thu chi sinh hoạt đến trực tiếp đời sống người dân. Do vậy, việc tăng thuế là một trong những phương án tuy giải quyết được vấn đề bội chi ngân sách nhưng cũng là phương án gây ra nhiều ý kiến trái chiều
Thực hiện việc vay nợ đối với cả trong và ngoài nước. Việc vay nợ trong và ngoài nước cũng là một trong những phương án tốt để làm giảm hậu quả mà bội chi ngân sách để lại. Tuy nhiên, việc vay nợ nước ngoài sẽ gây ra những ảnh hưởng về đối ngoại, nhà nước sẽ bị phụ thuộc vào nhiều vấn đề trong suốt quá trình vay nợ nước ngoài.