Thủ tục đăng ký đối với phương tiện giao thông đường sắt. Đăng ký phương tiện giao thông đường sắt theo Thông tư 01/2013/TT-BGTVT.
Các phương tiện giao thông đều phải đăng ký trước khi được đưa vào khai thác và sử dụng. Điều này giúp cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể dễ dàng quản lý các phương tiện giao thông đã đăng ký, đồng thời làm tăng ngân sách nhà nước nhờ thu khoản thuế trước bạ. Các phương tiện giao thông đường sắt cũng không nằm ngoài những ngoại lệ đó.
Các phương tiện giao thông đường sắt khi tham gia giao thông trên đường sắt phải có Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt, nói cách khác, chủ sở hữu các phương tiện giao thông đường sắt đó phải chuẩn bị thủ tục, hồ sơ để tiến hành đăng ký lần đầu đối với các phương tiện giao thông đường sắt nhập khẩu, sản xuất, lắp ráp trong nước trước khi đưa ra khai thác, vận dụng trên đường sắt (Điều 4, Khoản 1 và Điều 6, Khoản 2, Thông tư 01/2013/TT-BGTVT).
Về hồ sơ đăng ký lần đầu đối với các phương tiện giao thông đường sắt được quy định tại Điều 7, Thông tư 01/2013/TT-BGTVT. Hồ sơ bao gồm:
1. Đơn đề nghị đăng ký phương tiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 của Thông tư này.
2. Một trong các loại giấy tờ sau đây:
a) Bản chính (hoặc bản sao hợp lệ)
b) Bản sao hợp lệ quyết định điều chuyển phương tiện hoặc bản kê khai chủng loại phương tiện đang sử dụng do người đại diện chủ sở hữu (hoặc người được ủy quyền) theo quy định của pháp luật ký.
Đối với phương tiện nhập khẩu phải có thêm bản chính tờ khai hải quan dùng cho hàng nhập khẩu.
3. Giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện do Cơ quan đăng kiểm Việt Nam cấp và đang còn hiệu lực.
Cục Đường sắt Việt Nam là cơ quan có thẩm quyền trong việc thực hiện việc đăng ký, cấp Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện hoặc xóa đăng ký, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện (Điều 5, Thông tư 01/2013/TT-BGTVT).
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Về trình tự, thủ tục thực hiện việc đề nghị việc đăng ký phương tiện giao thông đường sắt được quy định cụ thể tại Điều 6, Khoản 2 và 3, Thông tư 01/2013/TT-BGTVT. Trình tự, thủ tục thực hiện như sau:
Chủ sở hữu phương tiện nộp 01 bộ hồ sơ làm thủ tục đăng ký phương tiện và chứng từ chứng minh đã nộp lệ phí trước bạ (nếu có) hoặc đề nghị xóa tên đăng ký phương tiện trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính đến Cục Đường sắt Việt Nam.
Sau khi, Cục Đường sắt Việt Nam tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ. Trường hợp chủ phương tiện chưa nộp đủ hồ sơ theo quy định, Cục Đường sắt Việt Nam phải hướng dẫn chủ phương tiện hoàn thiện hồ sơ; nếu tiếp nhận hồ sơ qua đường bưu chính thì phải
Về thời gian thực hiện thủ tục trên được quy định tại Điều 6, Khoản 4, Thông tư 01/2013/TT-BGTVT thì trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ theo quy định, Cục Đường sắt Việt Nam sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện đối với trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ hoặc có văn bản trả lời cho chủ sở hữu phương tiện nói rõ lý do chưa được giải quyết.
Với những quy định trên của Thông tư 01/2013/TT-BGTVT sẽ góp phần đảm bảo hoạt động trên các tuyến đường sắt của Việt Nam, cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ đường sắt tại nước ta.