Tranh chấp di sản thừa kế trong trường hợp có người bị tước quyền thừa kế thì phải giải quyết như thế nào? Thủ tục khởi kiện ra sao?
Tranh chấp di sản thừa kế trong trường hợp có người bị tước quyền thừa kế thì phải giải quyết như thế nào? Thủ tục khởi kiện ra sao?
Tóm tắt câu hỏi:
Hiện nay, gia đình tôi đang tranh chấp một mảnh đất thừa kế. Bố tôi mất có để lại di chúc, nhưng di chúc của ông thì lại tước bỏ quyền thừa kế của con của vợ cả mà cho hết con của vợ kế. Những người con của vợ cả không đồng ý, họ cho rằng họ phải là người được hưởng di sản của bố để lại. Luật sư tư vấn giúp tôi được không ạ?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo quy định tại Điều 646 của Bộ Luật dân sự 2005 thì “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân, nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết”.
Như vậy, ta có thể nhận định di chúc là nguyện vọng, mong muốn cuối cùng của người chết trong việc định đoạt tài sản của mình dành cho người thân cũng như người mà họ mong muốn giữ tài sản của họ. Tại, Điều 648 có ghi nhận về quyền của người lập di chúc chính là:
“1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế;
2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế;
3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng;
4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế;
5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản”.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 19006568
Nhà nước tôn trọng mong muốn ý chí của họ, cho nên khi có di chúc, và di chúc đúng pháp luật thì vấn đề chia di sản thừa kế sẽ được phân định theo đúng mong muốn được ghi nhận trong di chúc.
Tuy nhiên tại Điều 669, Bộ Luật dân sự đã ghi nhận về trường hợp người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc
“Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 642 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 643 của Bộ luật này:
1. Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
2. Con đã thành niên mà không có khả năng lao động”.
Như vậy, chỉ khi nào thuộc trường hợp tại Điều 669, Bộ Luật dân sự thì con của vợ cả mới có quyền hưởng di sản dù không có tên trong di chúc của người cha, cụ thể:
– Một: những người con của vợ cả chưa thành niên
– Hai: Con của vợ cả đã thành niên nhưng không có khả năng lao động.
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 19006568 để được giải đáp.