Ly hôn có yếu tố nước ngoài là gì? Thẩm quyền giải quyết các việc về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam? Lựa chọn pháp luật nước nào giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài?
Hiện nay, các quan hệ vè hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài phát sinh ngày càng nhiều, điều đó dẫn đến việc giải quyết xung đột trong các mối quan hệ đó trở thành một yếu tố quan trọng đối với mỗi quốc gia trong cộng đồng quốc tế. Việc ly hôn là một trong những vấn đề phức tạo trong các quan hệ về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài về việc lựa chọn luật áp dụng, thẩm quyền giải quyết… Vậy lựa chọn pháp luật nước nào để giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài.
Tổng đài Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6568
Cơ sở pháp lý:
+
+ Nghị định 123/2015/NĐ- CP ngày 15/11/2015/ của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch
1. Ly hôn có yếu tố nước ngoài là gì?
– Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
– Pháp luật hiện hành không có khái niệm về quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài nhưng từ khái niệm về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài quy định tại khoản 25 Điều 3
+ Có ít nhất một bên chủ thể là người nước ngoài người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Trong đó người nước ngoài là người không có quốc tịch Việt Nam bao gồm người có quốc tịch nước ngoài và người không quốc tịch; Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam người gốc Việt Nam cư trú sinh sống lâu dài ở nước ngoài. Hoặc quan hệ giữa công dân Việt Nam với nhau nhưng: có sự kiện pháp lý là sự việc thực tế xẩy ra mà sự xuất hiện hay mất đi của chúng được pháp luật gắn với việc phát sinh thay đổi chấm dứt quan hệ pháp luật. Ở đây cũng được coi là quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài nếu căn cứ làm phát sinh thay đổi chấm dứt quan hệ ly hôn giữa công dân Việt Nam với nhau theo pháp luật nước ngoài phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.
2. Thẩm quyền giải quyết các việc về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Theo pháp luật Việt Nam, thẩm quyền giải quyết các việc về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài được quy định tại Điều 123 Luật hôn nhân và gia đình 2014, Nghị định 123/2015/NĐ- CP ngày 15/11/2015/ của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch và một số văn bản khác liên quan.
– Thẩm quyền trong xử lý các việc hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài theo thủ tục hành chính.
Theo Khoản 1 Điều 123 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì: Thẩm quyền đăng ký hộ tịch liên quan đến các quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài được thực hiện theo quy định của pháp luật về hộ tịch”. Như vậy, các việc về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài phải được đăng ký, ghi vào sổ hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch.
Đối với quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài được thực hiện ở nước ngoài, thẩm quyền thuộc cơ quan đại diện của Việt Nam ( Khoản 3 Điều 19 Nghị định 123/2015/NĐ- CP)
– Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài theo thủ tục tư pháp.
Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài theo thủ tục tư pháp được quy định tại Khoản 2 Điều 123 Luật hôn nhân và gia đình 2014: “Tại điều 127 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về vấn đề chọn luật áp dụng để giải quyết quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài theo đó: ” Thẩm quyền giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài tại Tòa án được thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.”
Theo Khoản 1 Điều 469
Theo pháp luật Việt Nam hiện hành thì những tranh chấp về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài sẽ thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Hiện nay, theo quy định về tăng thẩm quyền cho Tòa án cấp huyện giải quyết các tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, theo quy định tại Khoản 3 Điều 35 Bộ luật dân sự 2015, trường hợp không phải ủy thác tư pháp cho cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài, Tòa án nước ngoài thì một số Tòa án cấp huyện sẽ thụ lý giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.
Đối với quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài ở khu vực biên giới, khoản 3 Điều 123 Luật hôn nhân và gia đình 2014 còn quy định: Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam hủy việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc li hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam. Khi các Tòa án này thực hiện thẩm quyền giải quyết tranh chấp liên quan đến quan hệ hô nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài ở khu vực biên giới, thì áp dụng quy định của Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam và các quy định khác của pháp luật Việt Nam. Quy định này cũng thống nhất với khoản 4 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
3. Lựa chọn pháp luật nước nào giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài.
Luật hôn nhân và gia đình 2014 đã quy định và chỉ ra một cách khá rõ ràng luật áp dụng để giải quyết quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài theo đó tùy từng trường hợp cụ thể trong thực tế mà chọn luật áp dụng là luật nước ngoài hay pháp luật Việt Nam để giải quyết. Theo Điều 127 Luật hôn nhân và gia đình 2014, lựa chọn pháp luật điều chỉnh quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài được giải quyết theo các trường hợp sau:
Việc li hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam được giải quyết theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam. Như vậy, Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam được áp dụng để giải quyết li hôn, chia tài sản khi li hôn, cũng như quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với con cái. Những vấn đề này được xác định theo các điều từ Điều 51 đến Điều 64
Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú tại Việt Nam vào thời điểm yêu cầu li hôn thì việc li hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì theo pháp luật Việt Nam. Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi li hôn sẽ tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.Vấn đề li hôn của công dân Việt Nam với người nước ngoài được giải quyết ở nước ngoài và theo pháp luật nước ngoài thì cũng được công nhận tại Việt Nam.
– Việc công nhận li hôn này được tiến hành thông qua thủ tục ghi chú vào sổ hộ tịch. Pháp luật Việt Nam quy định các trường hợp phải ghi vào sổ hộ tịch việc li hôn đã được giải quyết ở nước ngoài tại Điều 37 và Điều 38 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch như sau: công dân Việt Nam định cư tại nước ngoài đã li hôn ở nước ngoài có yêu cầu kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, công dân Việt Nam đã li hôn ở nước ngoài về thường trú tại Việt Nam và có yêu cầu cấp
Việc công nhận bản án, quyết định li hôn của Tòa án hoặc cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Giải quyết xung đột pháp luật về li hôn còn được đề cập trong các HĐTTTP mà Việt Nam kí với nước ngoài. Theo các hiệp định, vấn đề li hôn giữa công dân các nước kí kết được xác định theo nguyên tắc:
– Nếu hai vợ chồng có cùng quốc tịch thì luật áp dụng để giải quyết li hôn là luật quốc tịch của cả hai vợ chồng.
– Nếu hai vợ chồng khác quốc tịch thì cơ quan có thẩm quyền của nước ký kết nào nhận đơn xin ly hôn thì sẽ giải quyết theo pháp luật của nước đó ( Khoản 2 Điều 25 Hiệp định với Liên bang Nga, Khoản 1, 2 Điều 25 Hiệp định với Cu ba, Điều 33 Hiệp định với Hungari, Khoản 1, 2 Hiệp định với Bungari)