Ưu điểm và hạn chế của biện pháp dân sự trong việc bảo vệ quyền nhân thân. Các ưu điểm và hạn chế của biện pháp dân sự với các biện pháp khác.
Để bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân có hiệu quả ngoài việc sử dụng nhiều phương thức bảo vệ khác nhau còn phải áp dụng các biện pháp bảo vệ khác nhau như biện pháp xử lý hành chính, biện pháp xử lý hình sự, biện pháp dân sự, biện pháp xử lý kỷ luật. Trong các biện pháp bảo vệ quyền nhân thân đó thì biện pháp dân sự là một trong các biện pháp bảo vệ quyền nhân thân có hiệu quả và được áp dụng phổ biến nhất.Các biện pháp dân sự bảo vệ quyền nhân thân trong trường hợp bị xâm phạm được quy định trong pháp luật dân sự.
Điều 25 của Bộ luât dân sự 2005 đã quy định cung về :
“Bảo vệ quyền nhân thân
Khi quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm thì người đó có quyền:
1. Tự mình cải chính;
2. Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai;
3. Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm bồi thường thiệt hại”.
Ưu điểm và hạn chế của biện pháp dân sự trong việc bảo vệ quyền nhân thân là:
1. Ưu điểm
Về cơ bản các quy định của Bộ luật dân sự đã quy định đầy đủ các phương thức, biện pháp mà người có quyền nhân thân bị xâm phạm được thực hiện để bảo vệ quyền nhân thân của họ trong trường hợp bị xâm phạm.
Pháp luật quy định đa dạng các phương thức, biện pháp bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân tạo điều kiện cho việc bảo vệ quyền nhân hiều quả vì sự đa dạng của các quyền nhân thân cũng như các hành vi xâm phạm đến quyền nhân thân thì rất cần có nhiều các biện pháp bảo vệ khác nhau.
Biện pháp bồi thường thiệt hại quy định tại khoản 3 điều 25 Bộ luật dân sự và cụ thể là biện pháp bồi thường thiết hại về tinh thần đã cụ thể hóa tại khoản 2 điều 609 và điều 611 “Bộ luật dân sự 2015”. Đây là một biện pháp bảo vệ quyền nhân thân rất mới, thể hiện một sự đánh giá đúng đắn các quyền nhân thân của cá nhân, là biện pháp rất tích cực, thiết thực và hiệu quả trong việc tăng cường bảo vệ quyền nhân thân.
>>> Luật sư
2. Hạn chế
Pháp luật quy định khá đầy đủ các biện pháp để bảo vệ quyền nhân thân, tuy nhiên thực tiến áp dụng cho thấy các quy định đều chung chung, chỉ mang tính chất định hướng trong khi đó các văn bản hướng dẫn thi hành lại không hướng dẫn cụ thể nên việc thực hiện chúng trến thực tế đã gặp phải nhiều khó khăn và hạn chế , nhất là trong việc áp dụng các biện pháp cụ thể như:
– Khoản 1 điều 25 “Bộ luật dân sự 2015” , khi quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm thì có thể tự mình cải chính, tuy nhiên do văn bản pháp luật có liên quan không quy đinh, hướng dẫn cụ thể nên việc tự cải chịnh những tin tức xúc phạm đến nhân phẩm, danh dự của cá nhân trên thực tế hầu như không thể thực hiện được hoặc có thực hiện được nhưng không hiệu quả.
– Khoản 2,3 điều 25 “Bộ luật dân sự 2015”, theo quy định, người có quyền nhân thân bị xâm phạm được yêu cầu cơ quân , tổ chức có thẩm quyền bảo vệ, nhưng lại không quy định là cơ quan , tổ chức cụ thể nào dó đó thực tế không xác định được, thẩm quyền xét xử không đồng nhất giữa các
– Quy định tại điều 25 “Bộ luật dân sự 2015” mới chỉ dừng lại ở người có quyền nhân thân được bảo vệ, quy định này còn hạn chế, dẫn đến việc bảo vệ quyền nhân thân chưa được triệt để, hiều quả, kịp thời. Rõ ràng thấy được hạn chế : khi một người đã chết nhưng bị xâm phạm đến danh dự , nhưng lại không có cách nào để bảo vệ được.