Quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo? Người theo tôn giáo có thể trở thành công an hay không?
Công an nhân dân được hiểu là lực lượng vũ trang nhân dân có vai trò nòng cốt trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và các vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. Trong đó, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng, quan trọng nhất cảu lực lượng công an. Với những vai trò quan trọng như thế, việc tuyển chọn công an nhân dân cũng phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện do pháp luật quy định. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu về điều kiện trở thành công an và công dân theo đạo Thiên Chúa Giáo có được làm công an hay không?
Dịch vụ Luật sư
Căn cứ pháp lý:
– Thông tư 15/2016/TT – BCA quy định về tuyển sinh vào các trường công an nhân dân.
–
1. Quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo:
Theo quy định của pháp luật, tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.
Còn tôn giáo được pháp luật quy định là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức.
Ngoài ra, theo Điều 24
“1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.
2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.”
Theo như quy định nêu trên, mọi người từ già đến trẻ, từ khắp các dân tộc,… đều có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và quyền này sẽ Nhà nước tôn trọng và bảo hộ. Bất kỳ một chủ thể hay tổ chức nào cũng không được xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để vi phạm pháp luật Việt Nam. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một quyền cơ bản trong số những quyền con người mà Nhà nước Việt Nam công nhận.
2. Người theo tôn giáo có thể trở thành công an hay không?
2.1. Điều kiện, tiêu chuẩn để trở thành công an:
Theo Điều 7
“1. Công dân có đủ tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ, sức khỏe, độ tuổi và năng khiếu phù hợp với công tác công an, có nguyện vọng và Công an nhân dân có nhu cầu thì có thể được tuyển chọn vào Công an nhân dân.
2. Công an nhân dân được ưu tiên tuyển chọn sinh viên, học sinh xuất sắc tốt nghiệp ở các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có đủ tiêu chuẩn để đào tạo, bổ sung vào Công an nhân dân.”
Ngoài ra, theo Điều 6 của Thông tư 15/2016/TT – BCA của Bộ công an có hướng dẫn chi tiết về tuyển sinh vào đại học, cao đẳng chính quy. Cụ thể bao gồm những tiêu chuẩn sau đây:
Thứ nhất: về đối tượng trở thành công an:
– Các cán bộ, chiến sĩ Công an trong biên chế, có nhu cầu học tập nâng cao trình độ, được Công an đơn vị, địa phương cử đi dự tuyển vào các môi trường giáo dục, đào tào đại học, cao đẳng chính quy.
– Là những công dân đã thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân có thời gian công tác từ đủ 24 tháng trở lên tính đến tháng dự tuyển, có nguyện vọng và được Công an các đơn vị, địa phương cử đi dự tuyển vào đại học, cao đẳng chính quy.
– Là các đối tượng học sinh có hộ khẩu thường trú tại địa phương nơi đăng ký sơ tuyển, là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoặc Đoàn viên Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
– Là công dân đã hoàn thành thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân hoặc hoàn thành thực hiện nghĩa vụ quân sự trong Quân đội nhân dân trong thời gian không quá 12 tháng kể từ ngày có quyết định xuất ngũ đến ngày dự tuyển vào đại học, cao đẳng chính quy.
Thứ hai, về tiêu chuẩn đạo đức:
– Các cán bộ, chiến sĩ Công an trong biên chế, có nhu cầu học tập nâng cao trình độ, được Công an đơn vị, địa phương cử đi dự tuyển không đang trong thời gian chấp hành kỷ luật từ khiển trách trở lên hoặc không trong thời gian chờ xét kỷ luật.
– Các đối tượng học sinh có hộ khẩu thường trú tại địa phương nơi đăng ký sơ tuyển, là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoặc Đoàn viên Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong những năm học trung học phổ thông, trung cấp đạt hạnh kiểm từ loại khá trở lên; chưa kết hôn, chưa có con (con đẻ).
– Còn đối với công dân đang thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân hoặc đã hoàn thành thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân, hoàn thành thực hiện nghĩa vụ quân sự trong quân đội nhân dân, trong thời gian tại ngũ, hàng năm đều hoàn thành nhiệm vụ trở lên, không vi phạm kỷ luật từ mức khiển trách trở lên.
– Các đối tượng phải có phẩm chất, tư cách đạo đức tốt.
Thứ ba, về tiêu chuẩn chính trị:
– Phải bảo đảm theo quy định của Bộ Công an về tuyển người vào lực lượng Công an nhân dân.
– Các đối tượng phải là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có địa chỉ thường trú trên lãnh thổ Việt Nam, có lý lịch bản thân và gia đình rõ ràng, nghiêm chỉnh chấp hành đường lối chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam, pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoặc đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
– Đối với cán bộ, học sinh dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo có thể tuyển thanh niên ưu tú, đủ điều kiện để kết nạp vào Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
– Những công dân có chức danh sau đây: Giáo sư, Phó Giáo sư, trình độ Tiến sĩ, Thạc sĩ, tốt nghiệp đại học hệ chính quy hạng giỏi, xuất sắc có thể tuyển những người chưa là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoặc chưa là đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
– Ngoài ra, phải đảm bảo các quy định cụ thể khác của Bộ trưởng Bộ Công an về tiêu chuẩn chính trị của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân.
Thứ tư, trình độ học vấn:
– Các đối tượng phải tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc trung học bổ túc.
– Đối với việc tuyển công dân làm lái xe, vệ sinh, phục vụ buồng bàn của các đồng chí lãnh đạo (không thuộc đối tượng ký kết hợp đồng) ở các tỉnh phía Nam (từ Quảng trị trở vào); cán bộ, học sinh dân tộc thiểu số ở miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo tuyển bố trí tại địa bàn có thể tuyển những người tốt nghiệp phổ thông cơ sở.
Thứ năm, đối với trình độ khoa học kỹ thuật:
– Các đối tượng tuyển sinh vào đại học, cao đẳng chính quy là công dân Việt Nam phải tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề loại hình đào tạo tập trung chính quy, hạng tốt nghiệp phải từ trung bình khá trở lên.
– Đối với những địa bàn có nguồn tuyển khó khăn như các địa bàn sau:
+ Các tỉnh phía Nam (từ Quảng trị trở vào), trừ đối tượng có hộ khẩu thường trú ở thành phố, thị xã,
+ Khu vực miền núi, vùng cao, vùng xa, biên giới, hải đảo của các tỉnh phía Bắc (các đối tượng tuyển tự nguyện cam kết công tác tại địa bàn này thời gian tối thiểu từ 10 năm kể từ khi có quyết định tuyển chọn).
Thì có thể tuyển công dân tốt nghiệp đại học, cao đẳng chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề ở các loại hình đào tạo, hạng tốt nghiệp trung bình.
Thứ sáu, yêu cầu về độ tuổi:
– Độ tuổi của các đối tượng tuyển sinh vào đại học, cao đẳng chính quy là từ 18 đến 30 tuổi.
– Đối với các trường hợp tốt nghiệp đại học hệ chính quy hạng giỏi, xuất sắc, trình độ Thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa cấp A1, Cấp 2 có thể tuyển đến 35 tuổi.
– Đối với các trường hợp có chức danh giáo sư, phó giáo sư, trình độ Tiến sĩ có thể tuyển đến 45 tuổi.
Thứ bảy, yêu cầu về sức khỏe:
Các đối tượng tuyển sinh vào đại học, cao đẳng chính quy phải bảo đảm tiêu chuẩn sức khỏe tuyển chọn cán bộ theo quy định của Bộ. Cụ thể như sau:
– Thể hình, thể trạng cân đối giữa chiều cao và cân nặng.
– Không dị hình, dị dạng, không mắc bệnh kinh niên, mãn tính.
– Không sử dụng ma túy và các chất gây nghiện
– Đạt tiêu chuẩn về chiều cao, thị lực như sau:
+ Đối với chiều cao: Đối với Nam từ 1m62 trở lên; Đối với nữ từ 1m58 trở lên.
+ Đối với thị lực: Thị lực không kính mỗi mắt đạt 9-10/10, tổng thị lực 2 mắt có thể đạt từ 19-20/10.
Tuyển công dân có trình độ khoa học kỹ thuật để làm công tác khoa học kỹ thuật được đào tạo, có yêu cầu về sức khỏe cụ thể như sau: yêu cầu các cán bộ có đủ sức khỏe để có thể công tác lâu dài, riêng chiều cao có thể thấp hơn quy định trên nhưng không được thấp dưới 1m58 đối với Nam và 1m54 đối với Nữ; thị lực có thể mang kính cận, viễn thị không quá 3 độ đạt tổng thị lực hai mắt từ 19-20/10 (trường hợp đặc biệt do Bộ trưởng quyết định).
Thứ tám, yêu cầu về năng khiếu:
Những công dân được tuyển chọn để bố trí ở những đơn vị làm công tác nghiệp vụ phải là người bình tĩnh, nhạy cảm, nhanh nhẹn, có trí nhớ tốt, có đầy đủ các tiêu chuẩn cần thiết về năng khiếu Công an do các Tổng cục, Bộ Tư lệnh, Vụ, Cục,.. trực thuộc Bộ trưởng quy định đối với hệ lực lượng.
2.2. Theo đạo Thiên Chúa Giáo có được làm công an không?
Theo các tiêu chuẩn quy định của pháp luật nêu trên, không có tiêu chuẩn liên quan đến vấn đề tôn giáo.
Tuy nhiên điều kiện liên quan đến đối tượng tham gia và tiêu chuẩn chính trị thì yêu cầu các đối tượng đều phải là Đảng viên của Đảng cộng sản Việt Nam Về tiêu chuẩn chính trị này, người muốn thi tuyển và làm việc trong ngành công an sẽ được tiến hành thẩm tra lý lịch 3 đời.
Các đối tượng dự tuyển không được thuộc một trong các trường hợp cụ thể sau đây:
– Trong gia đình có người làm tay sai cho chế độ phong kiến hay có người tham gia quân đội, chính quyền Sài Gòn trước năm 1975.
– Bố mẹ hoặc bản thân đã có tiền án, tiền sự hoặc đang chấp hành án phạt tù theo quy định của pháp luật Việt Nam.
– Gia đình hoặc bản thân theo Đạo thiên chúa, Cơ đốc, Tin lành, Đạo hồi.
– Có người trong gia đình hoặc bản thân là người gốc Hoa (Trung Quốc).
– Có bố mẹ hoặc bản thân là người nước ngoài (Kể cả người khi đã nhập tịch tại Việt Nam).
Như vậy, theo những quy định nêu trên, có thể thấy rằng người theo tôn giáo không thể trở thành công an. Việc này không hướng tới hành động phân biệt tôn giáo. Bởi lẽ, đặc thù của các đối tượng làm việc trong ngành công an có liên quan đến nhiều vấn đề bí mật của quốc gia, việc đặt ra các tiêu chuẩn là nhằm đảm bảo được đặc thù hoạt động của ngành.