Thông tư 78/2008/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 27/2007/NĐ-CP về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính.
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 27/2007/NĐ-CP NGÀY 23 THÁNG 2 NĂM 2007 VỀ GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH
Căn cứ Luật Giao dịch điện tử ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 27/2007/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ quy định về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính;
Căn cứ Nghị định số
Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 27/2007/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ quy định về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính như sau:
Phần I.
QUY ĐỊNH CHUNG
1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn cụ thể về yêu cầu đối với các bên tham gia giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính; sử dụng dữ liệu điện tử của Bộ Tài chính; sử dụng chữ ký điện tử; giá trị pháp lý và ký hiệu riêng trên chứng từ chuyển đổi; thủ tục cấp, tạm đình chỉ, thu hồi giấy công nhận tổ chức cung cấp dịch vụ VAN, giá sử dụng dịch vụ VAN và quan hệ của tổ chức cung cấp dịch vụ VAN với các đối tác.
2. Đối tượng áp dụng
Cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính và các tổ chức cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính.
3. Giải thích từ ngữ
Các từ ngữ được sử dụng trong Thông tư này có cùng nghĩa như đã được giải thích tại Nghị định số 27/2007/NĐ-CP. Trong phạm vi Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
3.1. Hạ tầng kỹ thuật trong hoạt động giao dịch điện tử bao gồm: trang thiết bị phần cứng, phần mềm ứng dụng và đường truyền.
3.2. Quy định kỹ thuật nghiệp vụ tại khoản 2 điều 4 của Nghị định số 27/2007/NĐ-CP được hiểu là các điều kiện về hạ tầng kỹ thuật, định dạng, biểu mẫu của chứng từ điện tử, các loại chữ ký điện tử, chữ ký số, các quy trình bảo đảm tính toàn vẹn, an toàn và bí mật khi thực hiện giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính. Bộ Tài chính hướng dẫn các quy định kỹ thuật nghiệp vụ cụ thể trong từng loại hoạt động nghiệp vụ tại các văn bản hướng dẫn chuyên ngành.
3.3. Cơ quan chuyên môn là các đơn vị thuộc Bộ Tài chính thực hiện hoạt động quản lý nhà nước về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính bao gồm Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Uỷ ban chứng khoán, Kho bạc nhà nước, Cục Dự trữ quốc gia, Cục Tin học và Thống kê tài chính.
3.4. Dịch vụ giá trị gia tăng trong hoạt động tài chính (gọi tắt là dịch vụ VAN) là dịch vụ truyền, nhận chứng từ điện tử giữa người sử dụng dịch vụ và cơ quan chuyên môn để thực hiện giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính.
4. Thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy công nhận tổ chức cung cấp dịch vụ VAN
Tuỳ theo từng yêu cầu nghiệp vụ tài chính chuyên ngành, cơ quan chuyên môn chịu trách nhiệm cấp, thu hồi Giấy công nhận tổ chức cung cấp dịch vụ VAN theo quy định tại Thông tư này.
Phần II.
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
I. YÊU CẦU ĐỐI VỚI CÁC BÊN THAM GIA GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH
1. Yêu cầu đối với bên tham gia cung cấp dịch vụ giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính
a) Là tổ chức được cung cấp dịch vụ tài chính trong các loại hoạt động nghiệp vụ quy định tại Điều 11 của Nghị định số 27/2007/NĐ-CP;
b) Phải công khai và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các điều kiện sử dụng dịch vụ: điều kiện hạ tầng, thời gian đáp ứng, khả năng kiểm soát và xử lý rủi ro xảy ra trong quá trình giao dịch, nơi khiếu nại, nơi giải đáp hỗ trợ.
2. Yêu cầu đối với bên sử dụng dịch vụ giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính
a) Cam kết thực hiện các quy trình về giao dịch điện tử do bên cung cấp dịch vụ giao dịch điện tử quy định. Cam kết này có thể là hợp đồng, thông báo trên cơ sở thoả thuận giữa các bên tham gia giao dịch trong đó phải chỉ ra các trách nhiệm pháp lý của các bên.
b) Có chữ ký điện tử hoặc chữ ký số theo quy định của pháp luật.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568